• Khu dân cư là gì? Đặc điểm cơ bản của khu dân cư

Khu dân cư là gì? Đặc điểm cơ bản của khu dân cư

Ngày cập nhật: 7/3/2020 » Thị trường nhà đất

Khu dân cư là cụm từ được nhắc đến mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng biết khu dân cư là gì và nó có đặc điểm gì. Để giải đáp thắc mắc này, trong bài viết sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết nhất.

Khu dân cư là gì?

Khu dân cư là từ dùng để chỉ một cộng đồng dân cư đang sống tập trung trong một khu vực, diện tích đất nhất định. Cộng đồng này có thể là vài gia đình đến vài chục hộ cùng sống trong thôn, bản…

Thực chất khu dân cư đã được hình thành từ lâu đời. Tùy thuộc vào thời gian hình thành mà khu dân cư này sẽ có vài hộ gia đình hoặc vài chục hộ gia đình cùng sinh sống trong cùng một không gian. Mục đích chính của khu dân cư chính là phục vụ cuộc sống của con người hay thực hiện theo đúng quy hoạch của nhà nước.

Mỗi khu dân cư khác nhau sẽ có tên gọi, cơ cấu địa giới và số lượng người sinh sống hoàn toàn khác nhau. Việc sắp xếp, bố trí khu dân cư cũng được thực hiện theo từng địa phương khác nhau. Với phần đất ở thì quyền sử dụng đất có thể để chính chủ, có sổ đỏ hoặc không có sổ đỏ tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau.

Xem thêm: Khu dân cư là gì? Đặc điểm cơ bản của khu dân cư

Đặc trưng cơ bản của khu dân cư

Trong Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua tháng 9/2004. Tại Điều 27, chương IV có ghi các ban công tác được thành lập ở các ấp, bản, thôn, sóc, khu phố…thì đều được gọi là “khu dân cư”.

Một khu dân cư mới thành lập (ảnh minh họa)

Mặc dù xét về mặt tổ chức khu dân cư không được xem là cấp hành chính, nhưng nó vẫn đang tồn tại và mang 3 đặc trưng riêng biệt như:

Khu dân cư là cấu trúc cộng đồng có các hộ gia đình quy tụ và sống trong phạm vi địa lý nhất định. Hiện có 2 loại khu dân cư chính là khu được hình thành và tồn tại nhiều năm, loại thứ 2 là các khu dân cư đang được hình thành và biến đổi. Các khu dân cư này có tên gọi, cơ cấu và số lượng dân cư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân chia và sắp xếp của từng địa phương.

Trên thực tế các hộ dân sinh sống ở khu dân cư sẽ không có cùng huyết thống. Nhưng họ lại có mối liên hệ khăng khít, gắn bó trong sinh hoạt, lao động, tư tưởng…bởi họ cùng sinh sống trong một khu vực nhất định.

Các hộ dân cư sinh sống trong cùng một khu dân cư sẽ chịu tác động của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, còn chịu sự chi phối của bộ máy chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của khu dân cư và các phong tục, tập quán nơi mình sinh sống.

Cách phân chia ranh giới của khu dân cư

Khu dân cư được phân chia dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau như khu vực địa lý, mang đặc điểm chung về văn hóa, khu vực dự án…cụ thể:

Thông thường mỗi khu dân cư sẽ không quy định cụ thể về số người sinh sống, mà thể hiện ở phạm vi ranh giới của từng nơi. Các khu vực phân chia ranh giới của khu dân cư sẽ dựa trên các đặc điểm tự nhiên như ngõ, hẻm, sông, suối, trường học…

Cách phân chia ranh giới khu dân cư phụ thuộc vào cách phân chia đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn của khu vực này.

Những người sống trong cùng một khu vực làm cùng ngành nghề,  mang nét văn hóa, tôn giáo giống nhau cũng có thể chia thành một khu dân cư.

Riêng các căn hộ chung cư, dự án do các công ty xây dựng và phát triển sẽ được gọi là khu dân cư riêng.

Đất quy hoạch ở các khu dân cư được hiểu như thế nào?

Chủ trương của nhà nước là luôn mong muốn quy hoạch các khu dân cư với mục đích như:

Quy hoạch khu dân cư để đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đời sống của người dân.

Bảo vệ môi tài nguyên môi trường và tránh được thiên tai, dịch bệnh.

Hiện tại có khá nhiều loại quy hoạch đang được triển khai như quy hoạch đất giao thông, quy hoạch đất cây xanh, quy hoạch đất giáo dục…Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi khu dân cư là gì. Từ đó sẽ không gặp vướng mắc gì trong quá trình sinh sống tại đây.