"Sống chết" theo bất động sản

Ngày cập nhật: 4/5/2023 » Thị trường nhà đất

Có thể thấy, những nước phát triển dù có nền kinh tế công nghệ cao, bất động sản vẫn là một ngành nghề tác động sống còn tới vĩ mô. Chính vì vậy, khi bất động sản "hắt hơi", Chính phủ và cả nền kinh tế nhanh chóng vào cuộc, đưa bất động sản trở về quỹ đạo bình ổn.

Có thể thấy "giải cứu" bất động sản trở thành nhiệm vụ của cả nền kinh tế, chứ không riêng gì bất động sản bởi lẽ sự "sống chết" của nhiều ngành nghề khác phụ thuộc vào bất động sản.

Tại Việt Nam, tình hình cũng không có nhiều khác biệt. Rất nhanh sau khi bất động sản tê liệt, hàng loạt ngành nghề khác "lao đao" theo. Nổi bật nhất là ngành xây dựng, vật liệu xây dựng,…

Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp diễn ra sáng 11/8/2002, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã "cầu cứu" Thủ tướng khi ngành nghề đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc".

Các nhà thầu xây dựng đứng trên bờ vực thẳm, ngoài nguyên nhân giá vật liệu xây dựng tăng cao còn có tình trạng chủ đầu tư dự án bất động sản chây ì thanh toán.

Những khoản nợ đọng này khiến doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng trước nguy cơ phá sản.

Báo cáo của Chứng khoán VCBS cũng đã chỉ ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp ngành xây dựng trong năm 2023.

Đơn vị này dự báo nhóm doanh nghiệp xây dựng dân dụng có nguy cơ trải qua một năm khó khăn do chịu sự ảnh hưởng từ thị trường bất động sản chưa phục hồi.

Đặc biệt, trong năm 2023, một lượng đáng kể trái phiếu doanh nghiệp sẽ bắt đầu đáo hạn và sẽ tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp bất động sản.

Nhiều chủ đầu tư có thể thiếu hụt nghiêm trọng về dòng tiền khi áp lực trích dự phòng phải thu dần mạnh mẽ từ giữa năm 2023, ảnh hưởng đến khả năng và tiến độ thanh toán cho các nhà thầu.

Có thể thấy, sự "sống chết" của 35 ngành nghề phụ thuộc nhiều vào bất động sản.

Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.