Trong thi công nhà dân dụng, kết cấu móng băng nhà 2 tầng là công đoạn thi công quan trọng nhất của ngôi nhà. Bởi nó đảm bảo tải trọng trực tiếp cho các tầng phía trên của ngôi nhà.
Dù là giai đoạn thi công khá quan trọng, không phải ai cũng biết nên sử dụng loại móng gì để đảm bảo độ chắc chắn cho ngôi nhà. Cùng tìm hiểu 4 dạng thiết kế móng nhà 2 tầng trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung về móng nhà trong thiết kế xây dựng
Phần nền công trình là bề dày của lớp đất đá nằm bên dưới của công trình. Nó có tác dụng chính là nâng đỡ toàn bộ công trình phía trên đè lên. Nền công trình này được thiết kế theo công thức phân tán lực tối đa. Do đó, nó được dùng nhiều trong các công trình nhà 2 tầng.
Khi chuẩn bị chọn loại móng xây dựng người ta sẽ căn cứ vào tình trạng đất nền của công trình. Từ đó lựa chọn loại móng phù hợp nhất.
Khi chuẩn bị xây móng mặt nền nên thực hiện công tác cho mặt phẳng đều nằm ngang và đảm bảo không có độ dốc. Bề dày tính từ phần đáy móng lên đến phần đất tự nhiên được xem là chiều sâu của móng.
Hiện tại trong thi công nhà dân dụng người ta sẽ dùng móng bê tông hoặc móng gạch
Về mặt cấu tạo sẽ móng bê tông sẽ được dùng nhiều hơn so với những loại móng khác. Theo đó cấu tạo của móng nhà sẽ bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
Đà kiềng của móng
Giằng móng còn được goi bằng tên khác là đà kiềng. Nó có vai trò đỡ tường ngăn và làm giảm độ lún và lệch cho nền móng. Khi thực hiện giằng móng sẽ phát triển thành dầm móng giúp giảm độ lệch của phần tâm móng.
Cổ móng bao gồm phần móng và đài móng. Phần móng có hình chữ nhật, đài móng bị vát để tạo độ dốc vừa phải. Tất cả các phần này sẽ được tính toán hợp lý để tạo sự an toàn và vững chắc cho phần móng.
Bê tông lót móng cần được đổ hết sức cẩn thận để không làm hỏng cấu trúc móng
Lớp bê tông lót có độ dày khoảng 1m. Thông thường, nó được làm bằng chất liệu bê tông đá 4x6, xi măng, bê tông gạch vỡ… Lớp bê tông này sẽ có công dụng làm phẳng, sạch và chống mất lớp xi măng phía trên. Bên cạnh đó lớp móng xi măng có tác dụng trong việc làm ván khuôn để đổ bê tông.
Hiện tại, có rất nhiều loại móng được sử dụng trong các thiết kế móng nhà 2 tầng, nhưng phổ biến nhất là các loại móng như:
- Móng băng.
- Móng cọc.
- Móng bè.
- Móng đơn.
Để lựa chọn được loại móng chính xác cho nhà 2 tầng bạn nên khoan địa chất để tính toán và chọn loại móng nhà phù hợp nhất. Song đây chỉ áp dụng cho công trình có quy mô lớn, những nền móng nhà không ổn định. Còn những công trình xây dựng dân dụng với quy mô nhỏ lẻ thì cần căn cứ vào hiện trạng đất nền. Lời khuyên dành cho bạn là nên hỏi những người đã xây dựng trước đó để xác định loại móng phù hợp.
Kinh nghiệm kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng
Có khá nhiều người thắc mắc móng băng là gì? Đây là loại móng có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng. Móng băng thường được đặt ở các vị trí chân tường và hàng cột ở các căn nhà 2 tầng.
Móng băng có cấu trúc dạng dải dài để chống chịu sức nén của tường
Loại móng này cũng khá phù hợp với những vùng đất thông thường và vùng có địa chất kém. Hầu hết các phương pháp kỹ thuật được thực hiện đều rất tốt. Mặt khác, các đơn vị thi công đều có đủ kinh nghiệm, kiến thức và các kỹ năng cần thiết để bảo đảm kết cấu móng băng luôn vững chắc và an toàn.
Móng cọc
Móng cọc được dùng trong những công trình nhà 2 tầng, biệt thự. Thường móng cọc dùng để giải quyết địa hình khá yếu như đất ao hồ, đất mượn.
Loại móng này được đặt trên các đầu cọc để tạo thành các cọc liên kết với móng giằng. Kết cấu này sẽ tạo thành khối vững chắc cho toàn bộ công trình của bạn
Với loại móng này việc tính toán và thiết kế sẽ dựa vào số tính toán của kỹ sư. Từ đó đưa ra số lượng cọc và phương án thi công tốt nhất.
Móng bè
Móng bè còn được gọi là móng mảng, thường có sức chịu tải trung bình yếu
Trong thiết kế móng nhà 2 tầng được xây trên các nền đất kháng nén yếu và có nước bên dưới thì móng bè là lựa chọn tốt nhất. Theo kinh nghiệm thiết kế và thi công của nhiều chuyên gia cho thấy móng bè ít được dùng cho các công trình nhà 2 tầng tân cổ điển và cổ điển. Bởi các loại nhà này hầu như có tải trọng không quá lớn và cũng không quá nặng.
Móng đơn
Móng đơn được dùng trong thiết kế và thi công nhà 2 tầng, với những khu đất có địa chất cứng rắn có thể sử dụng loại móng này trong xây dựng nhà.
Móng đơn được xác định và đảm bảo được các điều kiện chịu lực nặng mà vẫn đảm bảo được chi phí xây dựng cho ngôi nhà
Mong rằng với những giải đáp về kết cấu móng băng nhà 2 tầng trên đây, sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp với kết cấu và yêu cầu của gia đình.
Xem thêm : 9 bản vẽ thiết kế nhà 2 tầng đẹp nhất năm 2019