Theo quy định mới, kể từ ngày 1/7, các chủ đầu tư muốn mở bán dự án buộc phải có sự bảo lãnh từ phía ngân hàng. Tuy vậy, không có quy định cụ thể về mức phí bảo lãnh mà chính mức độ tín nhiệm của các ông chủ dự án mới là yếu tố quyết định.
Chưa có quy định cụ thể về mức phí bảo lãnh
Đã sát nút thời điểm 1/7 nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động
sản vẫn đang lo ngại vì chưa nhận được hướng dẫn cụ thể về mức phí bảo
lãnh. Đại diện Công ty CP Đầu tư dầu khí Toàn Cầu - ông Nguyễn Quốc
Hiệp cho biết, các doanh nghiệp hiện đang rất phân vân không biết ngân
hàng sẽ bảo lãnh tín chấp hay thế chấp? Ông Hiệp cho rằng, không
phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực tài chính hoặc có tài
sản thế chấp, với những dự án cả nghìn tỷ thì mức phí bảo lãnh
cụ thể sẽ tính thế nào?
Ngoài ra, theo quy định từ phía ngân hàng, rủi ro càng lớn thì
mức phí bảo lãnh càng cao. Như vậy nếu doanh nghiệp nào có mức độ tín
nhiệm cao thì phí bảo lãnh sẽ càng thấp? Nghị định càng hướng
dẫn rõ bao nhiêu càng dễ thực hiện bấy nhiêu và bảo đảm triển
khai được.
"Theo tôi, trong hướng dẫn Luật cần nêu rõ phí bảo lãnh là bao
nhiêu? Ví dụ 1m2 sản phẩm giá 25 triệu thì phí bảo lãnh 70% giá
đó. Mức phí bảo lãnh ít cũng khiến người mua nhà yên tâm hơn.
Chúng tôi cho là thị trường sẽ rất minh bạch. Chẳng hạn nếu mức
phía là 8 triệu đồng cho căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng thì cũng không
đáng là bao nhiêu. Trước mắt, theo tôi mức phí như vậy không gây ảnh
hướng nhiều đến thị trường, nhưng phải làm thế nào để người
mua nhà hiểu?", ông Hiệp nói.
Về quy định này, ông Vũ Văn Phấn, Cục quản lý nhà và thị trường BĐS
nhận xét, quy định các dự án BĐS phải được ngân hàng bảo lãnh là để phục
vụ lợi ích của phần đông người dân, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư
nhằm hạn chế tình trạng "quýt làm cam chịu".
Thực tế, các ngân hàng cũng từng thực hiện nhiều bão lãnh ở các lĩnh
vực tương tự. Nay quy định cụ thể đã được đưa vào Luật rồi thì cần phải
thực hiện cụ thể và chặt chẽ hơn nữa. Chủ đầu tư cũng phải có trách
nhiệm báo cáo khoản tiền của người mua đã đóng được dùng cụ thể như thế
nào, báo cáo mục đích dùng số tiền đó cũng như tiến độ dự án với cả hai
bên là ngân hàng và người mua.
Thời gian qua, do thị trường BĐS phát triển "nóng" và nhiều khách
hàng chủ quan không đọc kỹ hợp đồng khiến chủ đầu tư dễ dàng đưa ra các
điều khoản có lợi cho mình. Nhưng với tình hình hiện nay, bản thân các
chủ đầu tư cũng rất muốn thực hiện tốt các trách nhiệm cũng như đảm bảo
quyền lợi người mua nhà, không muốn xảy ra tình tạng chậm trễ tiến độ
hoặc không thể thực hiện dự áh.
Vẫn nên "chọn mặt gửi vàng"
Ông Vũ Văn Phấn cho biết, NHNN sẽ xem xét chỉ định một số ngân hàng
đủ năng lực đứng ra bảo lãnh. Các chủ đầu tư có uy tín và hạn mức tín
dụng tốt thì sẽ phải chịu phí bảo lãnh thấp, và ngược lại, nếu chủ đầu
tư yếu kém và tính khả thi của dự án thấp thì phí bảo lãnh cao.
Về
phía các ngân hàng, dưới cái nhìn của người trong cuộc, ông Đoàn Thái
Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN nhận xét, bảo lãnh BĐS có mức độ rủi ro
khá cao, vì xét về bản chất, thực ra đây là việc NHTM bảo lãnh nghĩa vụ
bàn giao nhà đúng tiến độ. Trong khi đó, tiến độ bàn giao dự án lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác, ngoài sự kiểm soát của ngân hàng, chẳng
hạn như khả năng tài chính của chủ đầu tư, việc tổ chức thi công của
các nhà thầu, giám sát công trình...Thực tế vừa qua cũng cho thấy, bên
cạnh những dự án được chủ đầu tư triển khai đúng tiến độ cam kết, còn
không ít dự án không thể hoàn thành hoặc chây ỳ.
Đại diện NHNN cũng cho rằng, việc xác định mức phí này sẽ do các bên
thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường, phụ thuộc vào mức độ rủi ro của
từng dự án, năng lực của chủ đầu tư, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị
trường...
Theo đó, dự án nào khả thi và có chủ đầu tư uy tín... thì đương nhiên
sẽ phải chịu mức phí bảo lãnh thấp hơn so với những dự án ngân hàng
thẩm định có độ rủi ro cao hơn.
Được biết, các ngân hàng hiện đang đang áp dụng mức phí bảo lãnh dao
động từ 0,5-3%/năm sau khi có kết quả thẩm định dự án, xếp hạng tín dụng
đối với từng khách hàng cụ thể. Độ rủi ro của mỗi loại hình bảo lãnh là
khác nhau, do đó mức phí bảo lãnh cũng khác nhau.
(Theo Vietnamnet)