Ngân hàng nhà nước đã chı́nh thức ban hành Thông tư 06 nhằm sửa đổi Thông tư 36 vào nửa cuối quý II, trong đó có hai vấn đề chı́nh liên quan trực tiếp tới thị trường bất động sản.
Điều thứ nhất, tăng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 200% (thay vı̀ 250% như dự thảo đưa ra hồi đầu năm), và có hiệu lực kể từ 1/1/2017.
Thứ hai là thực hiện giảm có lộ trı̀nh tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% (hết 2016) xuống 50% (2017) và 40% (từ 2018). Lộ trình này được đánh giá là cách tiếp cận hợp lý, có lộ trình và tầm nhìn.
Cũng theo VEPR, Thông tư 06 tác động lên thị trường BĐS sẽ không lớn và gây sốc như dự thảo sửa đổi trước đó. Ngân hàng thương mại vẫn cần kiểm soát chặt chẽ chẽ tín dụng dành cho các dự án bất động sản, thế nhưng các nhà đầu tư sẽ có thêm thời gian để thı́ch ứng với những điều chı̉nh mới.
Khi Thông tư 06 được ban hành, thị trường đã có những phản ứng tı́ch cực đầu tiên so với lo ngại trước đây đối với dự thảo Thông tư 36. Thị trường căn hộ để bán tăng trưởng trở lại sau hai quý giảm tốc liên tiếp. Nguồn cung sơ cấp tăng nhanh trên cả hai thị trường Hà Nội, Tp.HCM lần lượt là 6,8% và 7,2% (qoq). Tổng nguồn cung sơ cấp tại hai thị trường này đang ở mức 17.370 căn và 40.100 nghìn căn.
Theo dự báo của Savills, trong nửa cuối năm, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 22.000 và 35.000 căn tại Tp.HCM gia nhập thị trường. Khối lượng giao dịch tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn cung đã giúp tỷ lệ hấp thụ tăng nhẹ so với quý I.
Khoảng 6.000 căn hộ tại Hà Nội đã được bán trong quý II, tương ứng với tỷ lệ hấp thụ 34,5%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý I. Còn tại Tp.HCM , tỷ lệ hấp thụ trong quý II đạt 17,2%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý I. Lượng căn hộ bán ra đạt 6.900 căn, tăng 9,5% so với quý I và 38% so với quý II/2015.