• Quy trình thi công trần vách thạch cao

Quy trình thi công trần vách thạch cao

Ngày cập nhật: 4/5/2020 » Nội thất, ngoại thất

Trần thạch cao là giải pháp toàn diện cho các công trình nhà ở. Với ưu điểm nhẹ, rẻ, nhiều mẫu mã, hình dáng khác nhau, nên dễ che được khuyết điểm xấu trên trần nhà. Vậy quá trình thi công trần vách thạch cao như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Trần thạch cao là mẫu trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao khác nhau trong cùng một hệ khung trần. Nói một cách dễ hiểu là trần thạch cao là một tổ hợp bao gồm các khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật liệu khác đi kèm.

Khung xương thạch cao đóng vai trò như bộ khung để treo hệ sàn, kết cấu mái của toàn bộ ngôi nhà thông qua bộ phận ti treo.

Trần thạch cao là tấm được gắn với hệ khung thông qua vít chuyên dụng. Miếng trần này sẽ tạo nên mặt phẳng và tăng tính thẩm mỹ cho trần nhà.

Sau khi hoàn thiện, thợ thi công sẽ sơn thêm một lớp sơn bả để tạo độ nhẵn, mịn cho trần nhà.

Xem thêm: Cách chọn màu sơn thạch cao đẹp cho ngôi nhà

Ưu điểm của trần thạch cao

Trần nhà làm bằng thạch cao hiện đang được ứng dụng khá nhiều trong các công trình xây dựng lớn. Điều này dễ hiểu là vì nó mang rất nhiều ưu điểm mà các loại trần khác không thể có được như:

Trước hết đó là sự đa dạng về mẫu mã và mang tính thẩm mỹ khá cao cho các công trình. Nếu tinh ý bạn có thể dễ dàng nhận ra trần thạch cao là loại trần đúc, nó có đặc tính nhẹ, không bắt lửa, dễ vệ sinh hơn các loại trần khác.

So với các loại trần khác thì trần thạch cao có độ bền khá tốt, cách nhiệt, cách âm tốt. Nhờ những đặc tính này trần thạch cao chống được ẩm mốc và dễ tạo hình hoa văn theo đúng ý thích.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại thạch cao có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật…với giá cả và chất lượng khác nhau. Vì thế bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại trần phù hợp với nhu cầu của mình.

Mỗi tấm trần thạch cao hiện tại sẽ có kích thước 1.23 x 2.41m, kích thước này sẽ tương đương với một tấm ván ép thông thường. Hơn nữa thạch cao là chất liệu dễ cắt, ghép uốn nối theo hình dạng khác nhau. Vì thế bạn hoàn toàn có thể cắt ghép theo đúng ý muốn của mình.

Trần thạch cao hiện được chia thành 2 loại khác nhau đó là trần nổi và trần chìm. Trong đó trần nổi là thi công khung xương trước sau khi cố định xong mới tấm thạch cao vào khung xương này. Hiện trần nổi được dùng trong nhiều công trình nhà xưởng, hội trường…

Loại trần thạch cao chìm có ưu điểm phẳng, đẹp có nhiều hoa văn phía trên. Loại trần này có giá thi công cao hơn loại trần nổi nhưng bù lại nó có độ bền và đẹp hơn rất nhiều.

Nhược điểm của trần thạch cao

Ngoài ưu điểm thì trần thạch cao cũng có một số hạn chế nhất định như kỵ nước. Vì thế nó chỉ được áp dụng trong các công trình nội thất trong nhà.

Tuyệt đối không dùng làm trần thấm nước của mái ngói. Bên cạnh đó loại trần thạch cao này dễ bị ố vàng theo thời gian, vì thế sẽ mất chi phí cho việc sửa sang về sau.

Khi dùng lâu ngày thạch cao sẽ dễ bị co lại và xuất hiện các vết nứt. Hiện tượng này sẽ xảy ra nhiều với hệ trần chìm, những vết nứt này sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ cho căn nhà.

Xem thêm : Ứng dụng của vách thạch cao chịu nước trong thiết kế nhà

Quy trình thi công trần vách thạch cao

Thi công trần vách thạch cao

Thi công trần vách thạch cao cần những người thợ có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm. Bởi nếu tay nghề không tốt sẽ ảnh hưởng đến độ bền khi sử dụng. Theo đó, quá trình thi công trần vách thạch cao được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát hiện trường và kiểm tra bản vẽ công trình.

Trước hết phải khảo sát không gian thực tế của công trình, nó sẽ đảm bảo sự thống nhất kỹ thuật giữa bản vẽ và thực tế. Điều này sẽ tránh được sự phát sinh chi phí và chậm tiến độ công trình.

Bước 2: Chuẩn bị vật tư, máy móc, nguyên liệu

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị bao gồm tấm thạch cao, khung xương, màu sắc, kích thước đảm bảo việc sử dụng tối ưu các vật tư. Bên cạnh đó phải đảm bảo được độ cứng, độ an toàn, hình mẫu, độ bóng của vật liệu.

Các loại vật tư phụ bao gồm ốc vít, bu lông, bang keo…

Các loại máy móc cần chuẩn bị cho việc thi công như máy cắt, máy hàn, thước, chổi lăn, máy khoan…

Bước 3: Thi công phần thô

Khi thi công nên đặt các thanh khung xương theo đúng bản vẽ và khoan cố định. Lúc này các tấm thạch cao đã được tạo hình sẽ ốp trực tiếp lên khung và cố định bằng bang keo. Tiếp đến thợ thi công sẽ tạo hình khối trang trí, chạy dây điện, kiểm tra độ bằng phẳng của các chi tiết.

Tiếp đến là bả, đánh bóng và đánh ráp trên bề mặt trần trước khi thực hiện lăn sơn. Cuối cùng là thực hiện liên kết khung xương ghép và gắn trần vào để hoàn thiện.

Bước 4: Thi công hoàn thiện

Để hoàn thiện công việc thi công trần vách thạch cao, người thợ sẽ lăn sơn và lắp thêm đèn phía trên. Sau đó kiểm tra lại và bàn giao cho khách hàng.

Hi vọng với những thông tin hữu ích về quá trình thi công trần vách thạch cao trên đây, Nhadat24h.net sẽ giúp bạn dễ dàng thi công trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ và tiết kiệm nhất.