Đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, nó chiếm diện tích khá lớn trong tổng tài nguyên đất của Việt Nam.
Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp có tên tiếng anh là Agricultural Land, đây là nhóm đất được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất nông nghiệp cụ thể như:
Đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa, đất chăn nuôi, trồng trọt cây trồng hàng năm;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng phòng hộ;
Đất rừng sản xuất;
Đất rừng đặc dụng;
Đất trồng thủy hải sản;
Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp
Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp như sau:
- Không quá 3 héc ta cho mỗi loại đất ở các tỉnh thành trực thuộc Trung ương và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ.
- Không quá 2 héc ta cho mỗi loại đất tùy vào tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hạn mức giao đất nông nghiệp lâu năm cho mỗi cá nhân, hộ gia đình là 10 hecta đối với xã, thị trấn ở đồng bằng. Đồng thời giao không quá 30 héc ta cho phường, thị trấn ở miền núi, trung du.
Hạn mức giao cho cá nhân, hộ gia đình không quá 30 héc ta cho các loại đất phòng hộ và đất rừng sản xuất.
Với những trường hợp cá nhân, hộ gia đình được giao nhiều loại đất như đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cùng lúc thì hạn mức giao đất sẽ không được vượt quá 5 héc ta.
Với những cá nhân, hộ gia đình ở xã phường thuộc đồng bằng được giao thêm đất trồng cây lâu năm sẽ được nhận không quá 5 héc ta. Riêng ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng núi, trung du sẽ không được quá 25 héc ta.
Các loại đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng sẽ không được cấp quá hạn mức quy định và không được tính là đất giao cho cá nhân, gia đình. Loại đất này được sử dụng cho mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
Đối với những loại đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất làm muối thuộc vùng đệm của rừng sẽ được cấp cho gia đình, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Các loại đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang dùng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu, thì sẽ được tiếp tục sử dụng. Nếu đất này được giao và không thu tiền thì được tính vào hạn mức giao đất của gia đình, cá nhân.
Khi đã giao đất cơ quan quản lý đất đai sẽ không thu tiền sử dụng đất. Lúc đó cá nhân, hộ gia đình sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu để được tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của các cá nhân, hộ gia đình do được nhượng quyền, thuê lại, thừa kế, được Nhà nước cho thuê…sẽ không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp như bình thường.
Đất nông nghiệp có được sử dụng để xây nhà tạm hay không?
Tại Điều 12 luật đất đai năm 2013 nghiêm cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Điều này đồng nghĩa bạn chỉ được xây dựng các công trình phục vụ hoạt động này. Nếu có các hành vi xây nhà hay xây dựng công trình khác thì được xem là hành vi trái pháp luật và sẽ bị thu hồi, cưỡng chế và phải nộp phạt.
Chỉ được xây dựng các công trình phục vụ trồng trọt, chăn nuôi trên đất nông nghiệp
Theo đó, đất nông nghiệp sẽ được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình như:
- Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác để phục vụ cho mục đích trồng trọt trực tiếp và không trực tiếp trên đất.
- Xây dựng chuồng trại để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi.Có thể thấy đất nông nghiệp là loại đất chỉ sử dụng cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi. Do đó, loại đất này không thể sử dụng cho mục đích xây nhà ở và mục đích kinh doanh khác.