Ở các đô thị lớn mật độ dân cư ngày càng đông đúc, trong khi đó quỹ đất ngày càng thu hẹp nên việc sở hữu nhà đất rộng rãi là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy, với một mảnh đất nhỏ hẹp thì nhà ống là dạng nhà được yêu thích và phổ biến nhất hiện nay. Bởi ưu thế của nó là tối ưu được mặt bằng và tiết kiệm khá nhiều chi phí khi xây dựng.
Ưu, nhược điểm của nhà ống
Ưu điểm
Dạng nhà ống có thiết kế thường khá đơn giản, không cầu kỳ nên thời gian thi công nhanh chóng và không tốn nhiều chi phí. Nhờ đó, công trình sẽ sớm được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh sống cho gia chủ.
So với những ngôi nhà phố, biệt thự, liền kề thì chi phí xây dựng nhà ống không quá lớn, nên dễ dàng phù hợp với những gia đình trẻ mới cưới hay người có thu nhập thấp – trung bình.
Thiết kế nhà ống đang được ưa chuộng ở các thành phố lớn.
Nhược điểm
Những ngôi nhà ống thường phổ biến ở các đô thị lớn và chúng được xây dựng san sát nhau trên dãy phố. Điều này đã khiến căn nhà gặp khó khăn khi thiết kế cửa sổ bên hông, dẫn đến không gian ngôi nhà trở nên bí bách.
Đặc trưng của nhà ống là chiều ngang hẹp hơn nhiều so với các loại hình nhà khác, do đó việc đi lại hay vận chuyển đồ đạc trong quá trình thi công sẽ gặp nhiều bất lợi.
Với dạng kiến trúc hình chữ nhật sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng âm thanh, nhà sẽ bị vọng và ồn hơn.
Diện tích nhà đất hẹp nên để đảm bảo đủ không gian sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, thì chủ nhà sẽ phải xây dựng cao. Chính điều này sẽ gây khó khăn và nguy hiểm khi di chuyển và đi lại đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ.
Một số kinh nghiệm khi thiết kế nhà ống
Thiết kế các khu vực chức năng trong nhà
Nhà ống có diện tích bề ngang nhỏ nên việc bố trí các phòng phải hết sức khéo léo và hợp lý. Nếu không ngôi nhà sẽ gặp tình trạng thiếu ánh sáng, bí bách và ngột ngạt.
Phòng khách được ví như trái tim của ngôi nhà, đây là nơi gia chủ thể hiện phong cách riêng và bề thế của bản thân. Chính vì vậy, phải thiết kế phòng khách nhà ống sao cho phù hợp tiếp khách và vừa là nơi có không gian thoải mái để mọi người có thể quây quần, sum họp.
Thông thường phòng ngủ nhà ống sẽ có diện tích không quá lớn, nên các vật dụng trong căn phòng phải được sắp xếp gọn gàng và hạn chế sử dụng đồ nội thất quá rườm rà. Bên cạnh đó, gia chủ nên chú ý đến ánh sáng cho phòng ngủ, dễ dàng đón ánh nắng vào buổi sáng và mát mẻ cho cả ngày.
Đặc trưng của nhà ống chỉ có một mặt thoáng nên việc bố trí phòng bếp sao cho vừa đảm bảo công năng sử dụng, và đảm bảo hợp phong thủy là điều không hề dễ dàng. Gia chủ cần phải thiết kế một cách khéo léo, sử dụng nội thất đơn giản thông minh để tiết kiệm tối đa diện tích.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình để đưa ra bản thiết kế hoàn hảo nhất.
Thiết kế nhà ống có cầu thang
Trong căn nhà cầu thang là phần khá quan trọng, nó không chỉ kết nối không gian, mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà. Tuy nhiên, với những căn nhà nhỏ như nhà ống việc thiết kế cầu thang là điều khiến nhiều người phải đau đầu.
Khi bắt tay vào thiết kế cầu thang nhà ống cần đảm bảo yếu tố an toàn, tiết kiệm diện tích. Song vẫn phải đảm bảo yếu tố phong thủy cho toàn bộ ngôi nhà. Hầu hết các nhà ở thông thường sẽ chọn các thiết kế cầu thang bê tông, cốt thép. Nhưng với những căn nhà chật hẹp, bạn nên ưu tiên đến các mẫu cầu thang sắt, inox,… để tạo độ thông thoáng.
Mẫu cầu thang chữ U mẫu 1 dễ dàng bố trí cho nhà ống
Mẫu cầu thang chữ U mẫu 2 dễ dàng bố trí cho nhà ống
Diện tích xây dựng
Phụ thuộc vào số lượng và nhu cầu của các thành viên trong gia đình để đưa ra diện tích xây dựng phù hợp nhất. Tránh trường hợp xây quá nhiều phòng không sử dụng đến, gây nên tình trạng lãng phí và chi phí đầu tư bị đội lên cao.
Tăng tính thẩm mỹ cho nhà ống 2 tầng với mái thái
Về không gian
Đối với những căn nhà ống có diện tích nhỏ hẹp thì việc mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà là việc làm quan trọng nhất mà gia chủ cần phải nắm rõ.
Một không gian sống thoáng đãng, ngập tràn ánh sáng và tràn đầy năng lượng là mong muốn của tất cả gia chủ đối với căn nhà của mình, đặc biệt là nhà ống khi nó vốn dĩ đã bí bách. Vì vậy, khi thiết kế nên để ra một khoảng sân trước, sân sau để đón gió và sáng cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó, gia chủ có thể áp dụng lối kiến trúc lệch tầng và bố trí giếng trời trong nhà ống. Ngoài chức năng tận dụng ánh sáng tự nhiên lưu, lưu thông không khí thì chúng còn giúp tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ và hợp phong thủy.
Giếng trời mang đến nhiều vượng khí cho ngôi nhà của bạn.
Trường hợp thiết kế nhà ống có gara ô tô thì gia chủ cần phải tính toán thật kỹ các vấn đề như: diện tích, độ cao, loại cửa, vị trí, màu sắc…cho chỗ đỗ xe. Đảm bảo công năng, an toàn mỗi khi di chuyển xe ra vào nhà và tránh được tiếng ồn, mùi khói từ động cơ.
ảnh: Cửa ra vào cần phù hợp với diện tích xe
Lựa chọn nội thất
Với đặc trưng hẹp chiều ngang và giống nhau về kiểu dáng nhà, nên việc tạo phong cách riêng cho ngôi nhà là rất cần thiết. Thay vì tập trung toàn bộ cho không gian bên ngoài của ngôi nhà, gia chủ nên tìm hiểu và lựa chọn phong cách thiết kế nội thất cho nhà ống hiện đại. Đồng thời, mang đậm phong cách riêng của bản thân.
Không gian phòng khách là nơi có diện tích và hình dáng rất hạn chế. Chính vì thế khi thiết kế phòng khách nhà ống bạn nên tập trung bố trí hợp lý để tạo không gian và sự thoáng đãng cho căn nhà. Để tạo hiệu ứng rộng rãi cho căn phòng thì nên sử dụng sơn màu sáng cho tường, và trang trí các vật dụng như gương lớn, tranh tường.
Sử dụng thêm vách ngăn đơn giản cho phòng khách. Đây được xem là giải pháp hoàn hảo để tăng diện tích cho những căn hộ có diện tích hẹp.
Để tận dụng tối đa không gian nhà ống, bạn nên lựa chọn thiết kế bếp theo dạng chữ L hoặc chữ U để giấu đi hạn chế về chiều dài của ngôi nhà. Tủ bếp cũng nên thiết kế theo 2 dạng này để tận dụng tối đa mọi khoảng trống trong căn bếp và phục vụ cho việc nấu nướng tốt hơn. Để tăng thêm sự hiện đại và ấm cúng, bạn nên lựa chọn nội thất nhà bếp nhà ống với hệ thống đèn màu sắc nhẹ nhàng, thư giãn.
Dù diện tích nhà ống khá hạn chế, nhưng với màu trắng chủ đạo của tủ bếp luôn khiến không gian rộng rãi và thoải mái.
Nội thất phòng ngủ không cần phải quá cầu kỳ và đảm bảo mang lại sự thoải mái và thư giãn nhất cho gia chủ. Nên sử dụng giấy dán tường có hoa văn độc đáo, lạ mắt. Thêm một vài bức tranh xinh xắn hay chiếc rèm cửa phù hợp để tạo không gian mới mẻ và là điểm nhấn cho căn phòng.
Sử dụng các đồ dùng màu sắc trung tính, thiết kế này vừa hiện đại, tiện nghi và không bao giờ sợ lỗi mốt.
Tuy nhiên, chủ nhà phải lựa chọn màu sắc nội thất giữa các phòng sao cho phù hợp với tông màu chủ đạo của căn nhà, tạo nên một tổng thể hài hòa cả về phông và kiến trúc.
Một số mẫu thiết kế nhà ống hai tầng được nhiều người lựa chọn
Thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum tinh tế sẽ đem đến không gian sống giàu tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Mặt khác phần tum nên tô điểm bằng các loại cây xanh, tiểu cảnh, để tạo nên sự tươi mới hơn.
Những căn nhà có 2 mặt tiền đẹp, để tạo nên điểm nổi bật trong kiến trúc đó là việc xử lý khéo léo để tránh sự trùng lặp của cả 2 mặt.
Mẫu nhà ống 2 tầng mái thái là kiểu dáng phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Thiết kế chính của ngôi nhà là kết hợp của phần mái cổ điển và mái hai tầng hiện đại.
Nhà ống 2 tầng mái bằng sử dụng các lớp kính để lấy ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ ngôi nhà. Với thiết kế mái bằng bạn dễ dàng bố trí sân vườn, tiểu cảnh, sân phơi ở phía trên.
Quá trình mua bán nhà đất sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng khi bạn sở hữu một ngôi nhà được thiết kế hiện đại, thông minh.
Mong rằng, với những kinh nghiệm khi thiết kế nhà ống trên đây, sẽ giúp bạn lựa chọn được phong cách kiến trúc và đồ nội thất phù hợp với công năng sử dụng của gia đình bạn.