Tầng bán hầm không đơn thuần là nơi đỗ xe, nhà kho…mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Tuy nhiên để xây nhà bán hầm cần những yếu tố nào, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Khác với những kiểu nhà thông thường, khi thiết kế nhà bán hầm chủ nhà sẽ cho xây dựng một tầng bán hầm có chiều cao bằng hoặc ngang với mặt đất một chút. Đây là nơi được sử dụng làm gara ô tô, nhà kho hay hầm chứa rượu của gia đình.
3 lợi ích thiết thực khi xây nhà có tầng bán hầm
Nơi chứa máy móc, hệ thống điều hòa cho ngôi nhà
Theo kinh nghiệm xây dựng nhà ở của nhiều người, để không phải tiêu tốn thêm một khoản phí xây dựng nhà kho bạn nên tận dụng tầng hầm. So với các khu vực khác của ngôi nhà, tầng hầm có thể dễ dàng để máy móc, đồ dùng chưa dùng đến. Nhờ đó nó đảm bảo cho ngôi nhà của bạn luôn ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Làm gara đỗ ô tô cho gia đình
Tầng bán hầm làm gara oto hoàn hảo
Với nhà ống, tầng bán hầm là nơi hoàn hảo nhất để làm gara để xe của gia đình. So với phía trên mặt đất, tầng bán hầm vẫn đảm bảo được độ thông thoáng và ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà nếu như bạn biết cách thiết kế hợp lý nhất.
Xem thêm : Giải pháp thiết kế nhà ống có gara ô tô
Nâng mặt bằng chung của ngôi nhà
Khi xây dựng tầng bán hầm, mặt bằng chung của ngôi nhà sẽ được nâng cao đáng kể. Nhờ đó ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thông thoáng do đó được ánh sáng và chống được độ ẩm khá tốt.
Chi phí xây tầng bán hầm (tầng hầm)
Chi phí gia cố hầm
Khi thiết kế nhà bán hầm bạn nên tính toán sao cho các công trình khác sẽ không rơi vào tình trạng: lở đất, sụt lún, nghiêng, sập...và đảm bảo ngôi nhà luôn chắc chắn, vững chãi thì cần phải thực hiện gia cố công trình.
Chi phí gia cố hầm là mức phí gia cố vách tường khi thực hiện đào đất. Nó sẽ đảm bảo cho quá trình thi công không gặp phải bất cứ rủi ro nào.
Tùy vào điều kiện thi công, địa chất của ngôi nhà mà sẽ có mức phí hoàn toàn khác nhau. Thông thường phí gia cố sẽ chiếm 30% – 100% và nó được tính tách biệt hoàn toàn với chi phí xây dựng phần thô.
Chi phí xây dựng hầm
Với những mẫu nhà bán hầm nổi sẽ có chi phí cao hơn 115 – 140% so với các mẫu nhà bình thường. Theo đó chi phí xây dựng tầng hầm sẽ phụ thuộc vào độ sâu của hầm như:
Hầm có độ sâu: 1,2m - 1,8m (so với cote vỉa hè) chi phí được tính bằng 170% diện tích sàn nhân với giá xây dựng phần thô.
Hầm có độ sâu: 1,8m đến 2,5m (so với cote vỉa hè) chi phí khoảng 200% diện tích sàn nhân với giá xây dựng phần thô.
Độ sâu: >2,5m (So với cote vỉa hè) được tính bằng 300% diện tích sàn nhân với giá tiền xây dựng phần thô.
Một số điều cần lưu ý khi thiết kế nhà bán hầm
Khi quyết định xây nhà có tầng hầm bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Phần nổi của tầng hầm không nên xây cao quá 1.2m so với chiều cao của vỉa hè.
Khoảng cách giữa đường xuống hầm và ranh lộ giới nên đảm bảo độ dốc khoảng 3m.
Nên để độ dốc hầm khoảng 12%, với những căn nhà phố không có sân và sát đường bạn nên để độ dốc khoảng 20 – 25%.
Đảm bảo sự thông thoáng của hầm, đồng thời thiết kế hầm sao cho hài hòa với kết cấu của tổng thể ngôi nhà.
Để ý đến chiều dài nhà bởi những ngôi nhà hạn chế chiều sâu rất khó ram, dốc.
Chiều dài hầm nên thiết kế cân đối, vừa phải nên tính toán sao độ cao của ram, dốc phù hợp với xe máy hoặc xe ô tô của gia đình.
Với những nhà dưới 3 tầng, bạn không nên xây dựng tầng hầm, bởi nó sẽ không khai thác được tối đa hiệu quả của khu vực tầng hầm này.
Nên tránh tình trạng xe quá tải khi để quá nhiều xe trong hầm hoặc xây hầm quá rộng sẽ gây lãng phí khi xây dựng.
Có thể thấy việc thiết kế nhà bán hầm không quá khó, chỉ cần nắm vững các yếu tố trên sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán và thiết kế một tầng bán hầm tiện nghi và tiết kiệm nhất.