Không giống với các căn bếp của hộ gia đình khi thiết kế bếp nhà hàng cần phải đạt được những tiêu chí nhất định. Vậy nên chúng ta hãy tìm hiểu xem khi thiết kế bếp cho nhà hàng cần phải chú ý đến những vấn đề gì
Các chú ý khi thiết kế bếp nhà hàng
Lưu ý về không gian phòng bếp
Khi thiết kế khu vực chế biến của một nhà bếp không được ảnh hưởng tới không gian bếp . Phải phân chia khu vực chế biến sao cho phù hợp với các món ăn trong menu của nhà hàng.
Việc cần làm là phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu ăn, rửa bát, trang bị của nhân viên phòng bếp.
Ngoài ra cần chú ý không gian phòng bếp, dành cho 2 hay nhiều hơn các đầu bếp nấu ăn. Để những khung giờ cao điểm bận rộn nhất của nhà hàng có được hiệu suất cao nhất.
Các thiết bị bếp nhà hàng
Thiết bị bếp nhà hàng sắp xếp hợp lý giúp tăng hiệu xuất nấu ăn
Trong bếp có rất nhiều trang thiết bị phục vụ cho từng khu vực có công năng riêng. Do vậy chúng ta phải bố trí sao cho hợp lý để tạo hiệu xuất cao cho công việc.
Khu sơ chế
Khu sơ chế là bước đầu tiên của quy trình nấu ăn
Khi thiết kế bếp nhà hàng thì khu sơ chế là nơi đầu tiên trong quy trình làm bếp. Đây là nơi nhân viên có công việc lấy đồ từ kho bảo quản đem ra sơ chế.
Các thiết bị được lắp đặt cho khu vực này bao gồm: trang bị thái lát rau củ quả, giá để đồ, chậu rửa.
Khu gia công
Là nơi dùng để gia công các loại nguyên liệu sau khi qua khâu sơ chê. Các thiết bị của khu gia công bao gồm: dụng cụ băm chặt thịt, bàn nhào bột-nặn bột, ướp gia vị…
Khu bếp nấu
Khu vực bếp nấu là nơi các đầu bếp trổ tài
Đây là khu vực quan trọng nhất trong thiết kế bếp. Ở khâu này các nguyên liệu sau khi được gia công sẽ do các đầu bếp đảm nhiệm chế biến thành các món ăn.
Thiết bị của Khu bếp nấu gồm có: Bếp xào, bếp nấu, Bếp hấp-hầm, bếp chiên, bếp nướng…
Khu bày biện thành phẩm
Khu vực bày biện sẽ là nơi trang trí món ăn trước khi mang ra cho khách hàng
Sau khi nấu ăn xong đồ ăn sẽ được mang ra khu vực này bày biện và trang trí để nhân viên phục vụ mang ra cho khách. Khu vực này thường được thiết kế cạnh cửa ra vào của phòng bếp. Vậy nên cửa phòng bếp cần phải rộng và thoáng.
Các thiết bị khu vực này có : giá bát đĩa, bàn inox, xe đẩy đồ…
Khu rửa bát và diệt khuẩn dụng cụ phòng bếp
Sau một ngày làm việc cần vệ sinh dụng cụ bếp sạch sẽ
Tại đây các loại bát đĩa sau khi khách hàng sử dụng xong sẽ được tập trung ở đây. Cần phải bố trí khu vực này sát tường hoặc trên cao để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra tủ diệt khuẩn cho bát đĩa phải được thực hiệp trong một quy trình khép kín được bố trí thoáng đãng rộng rãi.
Các thiết bị của khu vực này gồm có: chậu rửa, các giá để bát đũa hợp lý, tủ diệt khuẩn, thùng rác.
Như vậy bài viết trên đã nêu ra các lưu ý khi thiết kế bếp nhà hàng bạn nên biết. Với những kiến thức trên bạn có thể tham khảo để đưa ra phương án thiết kế một phòng bếp nhà hàng hợp lý nhất. Tạo sự thuận lợi khi nhà hàng đi vào hoạt động.