Bà nội tôi có 3 con (ba tôi và 2 người cô). Ba má tôi đã qua đời nên anh em tôi ở chung với bà nội. Năm 1991, bà qua đời và không để lại di chúc. Hai người cô thì cũng có gia đình và ở riêng. (Tran Ngoc Yen)
Yêu cầu:
Căn nhà của bà nội chỉ còn vợ chồng của anh tôi ở mặc
dù anh ấy cũng đã mua nhà ở gần đấy. Nay vì hoàn cảnh khó khăn của hai
cô và con cái của hai cô cũng như anh em chúng tôi, gia đình muốn bán
căn nhà của bà nội để lại. Tuy nhiên, người anh còn ở đấy không chấp
nhận, đồng thời muốn chiếm luôn căn nhà đó.
Vậy xin cho chúng tôi biết nên xử lý như thế nào? Sau khi bán được nhà thì phải phân chia thế nào?
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin trả lời như sau:
|
Ảnh minh họa: Hoàng Hà |
Đây là khối tài sản do bà nội để lại. Sau khi bà qua
đời (năm 1991) không để lại di chúc để định đoạt khối tài sản nói trên.
Vì thế, căn cứ khoản 1 điều 633 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về thời
điểm mở thừa kế: "Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết". Chính vì vậy, khi bà nội bạn qua đời vào năm 1991 được xác định
là thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ điều 645 Bộ Luật Dân sự 2005 thì thời hiệu
khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Chính vì
vậy, thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với khối tài sản mà bà nội để
lại đã hết. Do đó khối tài sản mà bà nội bạn để lại sẽ được phân chia
theo thỏa thuận.
Tuy nhiên anh trai của bạn không chấp nhận bán để
phân chia mà muốn chiếm căn nhà đó là trái quy định của pháp luật.
Trường hợp này, nếu gia đình bạn không thống nhất được về việc thỏa
thuận phân chia di sản thì gia đình bạn có thể yêu cầu tòa án giải
quyết về việc phân chia di sản theo pháp luật.
Căn cứ vào điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 về người
thừa kế theo pháp luật thì khối tài sản bà nội để lại sẽ được chia theo
thứ tự như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Hai người cô của bạn.
- Hàng thừa kế thứ hai: bạn và anh trai của bạn (hưởng phần tài sản do bố mẹ bạn được hưởng trong khối tài sản đó).
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần tài sản
bằng nhau, vì vậy khối tài sản trên sẽ chia làm ba phần. Hai người cô
của bạn mỗi người được hưởng 1/3. Bạn và anh trai bạn mỗi người được
hưởng 1/6 giá trị khối tài sản bà để lại.
Luật sư Tô Đình Hưng
Văn phòng Luật sư Đức Quang