Trong khi đó, các nhà thầu nước ngoài lại rất dễ dàng có được gói
thầu mặc dù có thể năng lực thi công kém, quá trình thi công phát sinh
nhiều vấn đề về vốn…
Tại hội thảo "Cơ chế
đấu thầu mới - cơ sở để thắng thầu các hợp đồng trong hoạt động xây
dựng" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 24/7 tại Hà Nội các đại biểu
đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá về Luật đấu thầu mới, trong đó có tính
minh bạch và bình đẳng với DN.
Thua trên sân nhà
Trong
cơ chế Luật đấu thầu cũ, các DN xây dựng của Việt Nam luôn lâm vào tình
trạng thua thiệt ngay trên chính “sân nhà” của mình.
Trên
thực tế, những công trình trọng điểm về xây dựng, giao thông, nhiệt
điện, hóa chất…đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài, mà phần lớn là
nhà thầu Trung Quốc.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch
Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, Luật Đấu thầu được ban
hành ưu tiên nhà thầu nào bỏ giá thấp sẽ trúng thầu. Trong khi nói về
giá thì cả Thế giới phải thua Trung Quốc.
Tuy nhiên,
do Luật Đấu thầu còn nhiều kẽ hở ràng buộc về giá bỏ thầu, các nhà thầu
Trung Quốc đã ra giá thầu thấp hơn giá chuẩn từ 20-30%.
Nói
về việc vì sao các nhà thầu Trung Quốc thường trúng thầu ở các dự án
trọng điểm quốc gia, TS kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng Trung Quốc là bậc
thầy của đút lót, hối lộ và lại quả. Chính vì vậy nên các nhà thầu
Trung Quốc liên tiếp trúng thầu mặc dù năng lực cũng như chất lượng công
trình thực hiện luôn ở mức thấp.
Xét trên thực tế,
năng lực của các nhà thầu Trung Quốc này thường rất yếu kém. Họ bỏ giá
rất thấp nhưng đến khi thực hiện lại có phát sinh, trì hoãn việc thực
hiện nếu không tiếp tục bổ sung vốn. Nhà đầu tư lúc này mắc vào thế
“tiến thoái lưỡng nan”, bắt buộc phải nâng giá, cuối cùng vượt cả giá
ban đầu.
Theo thông tin từ Hiệp hội Cơ khí Việt Nam
(VAMI) hiện nay nhà thầu Trung Quốc đang làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa
chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án về xi măng, nhiều dự
án về giao thông, nhiệt điện có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu.
Tuy
nhiên, khi đã trúng thầu, các nhà thầu Trung Quốc lại dở các thủ đoạn,
sẵn sàng xé bỏ các hiệp ước trước đó. Hệ quả là các dự án đều chậm tiến
độ từ 3 tháng đến 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số
thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế. Hơn nữa, các nhà
thầu Trung Quốc còn thường xuyên thay đổi thiết bị so với cam kết ban
đầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi và bổ sung nhà cung cấp. Do
đó giá hợp đồng đội lên rất cao.
Ông Nguyễn Văn Thụ,
chủ tịch VAMI bức xúc: “Tại sao các dự án quan trọng đều lọt vào tay nhà
thầu Trung Quốc”. Ông cho rằng ngành công nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng
nặng nề nhất về việc các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu các dự án công
nghiệp không giành phần việc nào cho ngành cơ khí trong nước.
|
Các dự án do Trung Quốc thầu thường chậm tiến độ từ 3 tháng đến 3 năm |
Trước
đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng sở dĩ các nhà thầu
Trung Quốc trúng thầu nhiều là do các cơ quan nhà nước làm quá tốt Luật
Đấu thầu! Theo Thứ trưởng, Luật đấu thầu ưu tiên nhà thầu bỏ giá thấp
nên các nhà thầu Trung Quốc thường có lợi thế về giá.
“Cũng
vì Luật Đấu thầu cũ (Luật Đấu thầu năm 2005) quá phụ thuộc vào yếu tố
giá bỏ thầu nên không thiếu những trường hợp nhà thầu đi thuê người làm
hồ sơ, lấy tiền tạm ứng rồi bỏ chạy, khiến cho nhiều dự án lình sình
trong dư luận. Đây chính là kẽ hở trong hệ thống Luật Đấu thầu của chúng
ta”, ông Hiệp chỉ rõ.
Luật Đấu thấu mới tạo sân chơi bình đẳng
Từ
thực tế đó, Luật Đấu thầu 2013 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014
được nhiều DN xây dựng trong nước đánh giá cao bởi tính minh bạch và
công bằng trong đấu thầu, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho DN trong nước.
Ông
Hoàng Tiến Triển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây
dựng Tiến Triển (Nam Định) đánh giá, Luật đấu thầu quy định một mẫu hồ
sơ dùng chung cho cả dự án có vốn từ các nhà tài trợ cũng như nguồn vốn
của Việt Nam đảm bảo minh bạch, tiệm cận hơn với luật pháp quốc tế, tạo
sân chơi bình đẳng cho các nhà thầu trong nước.
Ông
Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng Luật Đấu thầu năm 2013 đã tạo sân chơi bình
đẳng cho các DN trong nước. Cụ thể, sau khi xong công trình nếu như chủ
đầu tư không thanh toán tiền có thể kiện và đòi lãi suất từ số tiền còn
nợ của chủ đầu tư. Đây là một điểm rất mới và tiến bộ, có lợi hơn cho
DN.
Đặc biệt, Luật Đấu thầu 2013 được các DN đánh giá
cao do không ràng buộc về giá. Trước đây, các trường hợp nhà thầu bỏ
giá thấp nhất đều trúng thầu thì Luật mới không bắt buộc lấy tiêu chí
giá thấp nhất mà thay vào đó sử dụng tiêu chí xác định toàn diện, cả về
kỹ thuật và năng lực tổ chức thi công. Nếu DN bỏ giá thứ 2 nhưng đáp ứng
đầy đủ các tiêu chí về kỹ thuật thì vẫn trúng thầu.
Một
trong những điểm nổi bật trong Luật nhằm tạo ra sự minh bạch trong đấu
thầu là cho phép áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ
sơ, nghĩa là túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được đánh giá trước và nhà
thầu nào đáp ứng về kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật chất lượng thì mới
được bóc túi hồ sơ về tài chính ra để cùng so sánh.
“Trước
đây, chúng ta mở cùng lúc túi về tài chính cũng như túi về kỹ thuật.
Trong trường hợp thì nhà thầu yếu nhưng họ chào với giá thấp thì tổ
chuyên gia lúng túng. Còn lần này, không bóc túi tài chính nên không
biết giá chào thầu cao hay thấp, tổ chuyên gia sẽ làm việc khách quan”,
ông Hiệp nói.