Mượn tuổi làm nhà là điều bất đắc dĩ, nếu không cẩn thận chủ nhà sẽ làm thiếu sót các bước và phạm đến tâm linh. Vậy mượn tuổi làm nhà có tốt không và các thủ tục cần có để mượn tuổi làm nhà ra sao.
Khi nào nên mượn tuổi làm nhà?
Thông thường khi xây nhà sẽ dựa vào tuổi của người trụ cột trong nhà để xây dựng. Nhưng do một số nguyên nhân nào đó khiến bạn không hợp tuổi hay không đủ điều kiện xây nhà. Lúc này bạn sẽ nhờ cách mượn tuổi của người khác để bảo đảm tính phong thủy và tâm linh.
Việc mượn tuổi thực chất là mượn sinh mệnh của người đó để lấy sinh khí tốt cho chủ nhà. Đồng thời, nó sẽ mang đến điều tốt đẹp và may mắn cho cả gia đình của bạn. Tương tự như cách lấy tuổi của chủ nhà, người ta sẽ lấy tuổi của người đàn ông để làm cơ sở tính hung – cát của ngôi nhà.
Theo các chuyên gia phong thủy khi khấn làm nhà. Người mượn tuổi sẽ khấn hộ gia đình bàn thờ thổ công bằng văn khấn mượn tuổi thay chủ hộ.
Người cho mượn tuổi làm nhà có bị đen không?
Chắc hẳn những người cho mượn tuổi làm nhà sẽ nghĩ mình phải gánh vận hạn cho chủ nhà hay gặp nhiều điều xui xẻo, nên nhiều người còn e ngại và từ chối. Chính vì thế mà tục cho mượn tuổi làm nhà dần mất đi ý nghĩa tốt đẹp của nó.
Trên thực tế tập tục mượn tuổi làm nhà có từ rất lâu đời và mang ý nghĩa tránh đi sự xung khắc của tuổi chủ nhà với năm muốn làm căn nhà. Có nghĩa là trong năm nay chủ nhà không được tuổi làm nhà nhưng vẫn muốn xây dựng. Gia chủ phải tìm người hợp tuổi để xây dựng nhà cửa được thuận buồm, xuôi gió.
Những người cho mượn tuổi không những không gặp xui xẻo mà còn hóa giải được vận hận và gặp nhiều may mắn trong năm đó.
Các thủ tục mượn tuổi làm nhà chi tiết nhất
Có thể thấy mượn tuổi xây nhà mang ý nghĩa cực kỳ tốt, nó vừa mang đến sự yên tâm vừa mang đến sinh khí tốt cho gia đình. Nhưng nếu như muốn công việc xây nhà của mình được suôn sẻ và tránh được rủi ro, bạn phải đảm bảo một số thủ tục như sau:
Trước tiên chủ nhà sẽ làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi.
Người được mượn tuổi sẽ làm các thủ tục cúng bái
Khi bắt đầu động thổ người được mượn tuổi sẽ trực tiếp đứng ra đọc văn khấn. Sau đó động thổ cuốc 5 tại vị trí phong thủy đẹp đã được xem từ trước đó.
Trong khi làm lễ động thổ chủ nhà nên tránh đi chỗ khác. Sau khi làm xong mới nên quay trở về công trình như thường. Đồng thời khi đổ mái của các tầng chủ nhà cũng nên tránh và chỉ để người mượn tuổi cử hành lễ.
Khi nhập trạch người mượn tuổi sẽ làm thủ tục dâng hương, khấn và hoàn thành lễ.
Sau khi đã làm các thủ tục xong người mượn nhà sẽ bàn giao nhà đất cho chủ nhà với mức giá cao hơn trong hợp đồng giấy bán nhà tượng trưng ban đầu.
Cuối cùng chủ nhà nhận lại nhà và làm lễ nhập trạch như khi về nhà mới.
Lưu ý khi mượn tuổi làm nhà
Người được chọn mượn tuổi phải có tuổi đẹp và hợp với hướng nhà
Mượn tuổi làm nhà không xấu, nhưng để mang lại bình an, may mắn khi mượn tuổi bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Chỉ nên mượn tuổi khi muốn xây dựng nhà mới, tuyệt đối không mượn khi sửa chữa nhà.
Người cho mượn tuổi làm nhà không nên cho người thứ 2 khi căn nhà này chưa hoàn thiện. Chủ nhà nên chú ý điều này để tránh vi phạm phong thủy của căn nhà.
Nên ưu tiên mượn tuổi của các thành viên trong gia đình xong mới đến người quen, bạn bè. Việc tìm người thân quen, bạn bè sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện các thủ tục và giải quyết công việc về sau.
Nên ưu tiên đàn ông và người lớn tuổi nhất, nên là người trung niên. Người già quá sinh khí ngôi nhà sẽ yếu, nếu người quá trẻ khó có thể là trụ cột cho gia đình về sau.
Không nên mượn tuổi những người nhà đang có tang hay gặp vận hạn.
Người được mượn tuổi không phải năm kim lâu, tam tai hay hoàng ốc.
Những trường hợp sửa nhà, xây thêm phòng, nhà kho…không động đến long mạch thì chỉ cần xem ngày mà không cần mượn tuổi.
Mong rằng với những thông tin trên đây đã giải đáp được cho bạn câu hỏi mượn tuổi làm nhà có tốt không. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế việc mượn tuổi làm nhà, vì dù sao mình đứng tên và làm thủ tục nhà đất sẽ tốt hơn rất nhiều so với người khác thay thế.