Với giới đầu tư, tiền không bao giờ ngủ. Tùy từng giai đoạn, thời điểm mà dòng tiền được đổ vào các kênh khác nhau nhằm đạt được lợi suất tốt nhất. Kênh đầu tư khá đa dạng, song phổ biến nhất là: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, gửi tiết kiệm, vàng, USD và tài sản số.
Trong một báo cáo quan trọng hồi tháng 7/2021, đã đưa ra các con số đáng chú ý về lợi suất của các kênh đầu tư.
Theo đó, xét trong chu kỳ 5 năm, lợi suất của cổ phiếu cao nhất, đạt 19,2%/năm.
Tiếp theo là bất động sản đạt 12,1%/năm, trái phiếu đạt 9,8%/năm, gửi tiết kiệm đạt 6,2%/năm, vàng đạt 6,1%/năm còn USD chỉ đạt 0,2%/năm.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn (15 năm), vị trí quán quân đã đổi chủ.
Cụ thể, lợi suất của cổ phiếu trong 15 năm chỉ đạt 10,9%/năm, trái phiếu đạt 9,9%/năm, gửi tiết kiệm đạt 8,2%/năm, vàng đạt 7,2%/năm, USD đạt 2,4%/năm.
Trong khi đó, bất động sản có lợi suất vượt trội, đạt tới 11,5%/năm, cao nhất trong các kênh đầu tư.
Như vậy, có thể thấy, xét về dài hạn, bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, có lợi suất cao nhất. Trong tương quan so sánh, cổ phiếu là kênh đầu tư có lợi suất tương đương với bất động sản.
Tuy nhiên, cổ phiếu có nhược điểm rất lớn là phức tạp đối với nhà đầu tư cá nhân và đặc tính thất thường, biến động mạnh. Kênh vàng cũng chứng kiến sự biến động không kém thị trường cổ phiếu.
Lấy một ví dụ để hình dung, với vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng, sau 15 năm, tổng giá trị đạt được nếu đầu tư USD là 143 triệu đồng, vàng là 284 triệu đồng, gửi tiết kiệm là 332 triệu đồng, trái phiếu là 369 triệu đồng, cổ phiếu là 463 triệu đồng còn bất động sản lên tới 515 triệu đồng.
Giữa bối cảnh đó, bất động sản trở thành “vịnh tránh bão”, hầm trú ẩn cho dòng vốn của nhà đầu tư, vừa an toàn lại vừa sinh lợi tốt, kể cả trong ngắn lẫn dài hạn, chưa kể còn có ý nghĩa như một tài sản truyền đời.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.