Chuyên gia khuyến cáo, các doanh nghiệp bất động sản cần lên kế hoạch xếp hạng tín nhiệm sẵn, nếu chưa cần công bố có thể yêu cầu đơn vị xếp hạng bảo mật thông tin để sau này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn.
Liên quan đến việc phát hành trái phiếu, mới đây, phát biểu tại tọa đàm “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững”, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nêu quan điểm, trước thực trạng hiện tại, các doanh nghiệp bất động sản có 2 hướng để xử lý con số nợ “khủng” sắp đến hạn.
Đầu tiên, doanh nghiệp nên mời công ty tư vấn, công ty kiểm toán rà soát lại tài chính của mình và mạnh dạn phát hành tiếp một đợt trái phiếu nữa để đáo hạn. Vượt qua được nợ mới có cơ hội tồn tại lâu dài trong thị trường.
Mặc dù vậy, vị chuyên gia tài chính cũng cho rằng, điều này cần phải có sự ủng hộ của cơ quan quản lý là tránh hình sự hóa các doanh nghiệp vừa đến thời điểm đáo hạn, không trả được nợ trái phiếu.
Bởi lẽ, nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường và cả nhà đầu tư.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần tìm mọi cách thanh lý tài sản, thanh lý dự án để trả nợ nhà đầu tư.
Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn trong kỳ tới cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi trả, bao gồm mạnh dạn phát hành trái phiếu mới hoặc bán các dự án, tài sản dang dở.
Hay thêm nữa là các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường chỉ nhìn vào xếp hạng thôi, và nếu không có xếp hạng thì họ giống như đi trong sương mù.
Do đó, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định, với nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư lớn và dài hạn thì họ có thể nghiên cứu sâu về báo cáo dòng tiền, trình độ quản trị, các tiềm năng trong tương lai.
Để giải quyết những thách thức vừa nêu liên quan đến phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, ông Nghĩa cho rằng từ nay đến cuối năm, Chính phủ phải ra được Nghị định 153 sửa đổi về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.