TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, nhiều người đang rất lo ngại vì đến giờ này vẫn chưa thấy "nới room", trong khi room cũ thì nhiều ngân hàng kêu cạn kiệt.
Về vấn đề cấp room mới, theo quan điểm của ông Nghĩa, muốn chống lạm phát chi phí đẩy thì phải dùng công cụ thuế.
Sau khi giảm lạm phát xuống mức kỳ vọng thì có thể "nới room".
Nếu không chống được lạm phát do chi phí đẩy, không dám sử dụng biện pháp về thuế, tài khóa để chống lạm phát, giảm nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào thì theo ông Nghĩa, khó nới room tín dụng.
Nếu "nới room", ông Nghĩa cho rằng, Việt Nam có thể ở mức 15-16% vẫn "chấp nhận được".
Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam có tình trạng thiếu cung ở một vài phân khúc nhà đất dẫn đến tình trạng không có hàng bán, doanh nghiệp âm dòng tiền.
Trong khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc khó khăn trong huy động vốn.
Đặc biệt, theo ông Nghĩa, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Để xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này, ông cho rằng cần sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp, các nước khác trên thế giới họ cũng làm nhiều rồi.
"Đơn giản là chúng ta học tập kinh nghiệm của họ, nhưng khi áp dụng vào Việt nam cần sáng tạo, cẩn trọng, thế giới đã làm nhiều năm nay", ông Nghĩa nói.
Ông Phùng Xuân Minh - Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings - nêu thực tế thời gian qua nhiều doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành nhiều.
Những doanh nghiệp này mới, chưa có lãi, chất lượng doanh nghiệp phát hành đó còn nhiều đáng lo ngại, sử dụng vốn không đúng mục đích.
Do vậy ông Minh khuyến cáo doanh nghiệp nên xếp hạng tín nhiệm, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, tạo lòng tin cho thị trường đầu tư trái phiếu.
Bởi chất lượng trái phiếu tốt thì nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ tự tìm đến.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.