Đó là thông tin được đưa ra tại báo cáo dữ liệu thị trường bất động sản tháng 5 vừa được công bố sáng nay (10/6).
Tháng 5, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản. Phân tích dựa trên dữ liệu lớn có thể thấy lượng quan tâm sụt giảm mạnh ở loại hình đất nền tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tại những tỉnh có số lượng ca nhiễm cao.
Cụ thể, so với tháng 4, đất nền là loại hình bất động sản bị ảnh hưởng lớn nhất khi dịch bùng phát, với mức quan tâm giảm 19% chung cho toàn thị trường. Đây cũng là mức giảm của thị trường Hà Nội và TPHCM.
Trong khi đó, báo cáo cũng cho thấy một số tỉnh thành có mức độ quan tâm giảm sâu nhất là Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%)...
Sự chững lại của thị trường sau đợt "sốt đất" cục bộ được cho là khoảng lặng để giới đầu tư xem xét toàn cảnh và tìm kiếm cơ hội đầu tư đón sóng.
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên Dân trí, thị trường đất nền có dấu hiệu giảm nhiệt, song giá không "cắt lỗ" mạnh thành làn sóng như nhiều người mong chờ.
Nhìn nhận về biến động giá nhà đất trong quý II, nhiều chuyên gia dự báo dù thị trường có hạ nhiệt song giá cả chỉ tạm dừng đà tăng, khó có làn sóng cắt lỗ, bán tháo như nhiều người kỳ vọng.
Ông Nguyễn Quốc Anh- cho biết, khác với các năm trước đây, giới đầu tư bất động sản thận trọng và suy tính dài hạn hơn trong bài toán tài chính.
"Họ gần như ít chấp nhận khoản lỗ lớn và lộ trình tài chính rõ ràng nên sẽ ít chấp nhận báo tháo với giá quá thấp. Trong trường hợp thị trường hạ nhiệt, giao dịch giảm thì giới đầu tư cũng chỉ chấp nhận ra hàng với tầm giá ít nhất bằng giá mua vào, nếu có thì cũng chỉ giảm nhẹ", ông Quốc Anh nhận định. Vị chuyên gia này cũng cho rằng giá thị trường sẽ tiếp tục đi ngang, ít nhất là trong 2 quý tới đây.
Chung cư là điểm sáng của thị trường Hà Nội
Đáng lưu ý, trong khi đất nền có lượng cung và cầu giảm mạnh thì loại hình chung cư lại có lượt quan tâm tăng ấn tượng tại cả Hà Nội và TPHCM, lần lượt là 12% và 8%.
Thị trường bất động sản Hà Nội có lượng cung và cầu duy trì ổn định, với mức giảm rất nhẹ 1%. Trong khi đó, TPHCM có mức giảm mạnh hơn, ở mức 6-7%.
Theo nghiên cứu thị trường bất động sản Hà Nội có lượng cung và cầu duy trì ổn định, với mức giảm rất nhẹ 1%. Trong khi đó TPHCM có mức giảm mạnh hơn, ở mức 6-7%. Điều này cho thấy thị trường bất động sản TPHCM có sự phản ứng mạnh hơn trước diễn biến của dịch bệnh.
Trong báo cáo vừa được công bố, DKRA cũng cho biết, trong tháng 5, phân khúc căn hộ TPHCM và các tỉnh giáp ranh sụt giảm, chỉ ghi nhận 2 dự án mở bán (một dự án mới và một giai đoạn tiếp theo), cung cấp ra thị trường khoảng 374 căn, bằng 10% nguồn cung tháng 4.
Đáng lưu ý, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt khoảng 31% (115 căn) trên nguồn cung mới, bằng 4% lượng tiêu thụ tháng trước (2.936 căn).
Theo đại diện đơn vị này, nguồn cung mới tập trung ở đầu tháng 5 khi mà dịch bệnh chưa bùng phát đỉnh điểm và các biện pháp giãn cách xã hội còn ở mức nhẹ. Thêm nữa, tình hình bán hàng ở các dự án có dấu hiệu chững lại trên toàn thị trường các tỉnh giáp ranh.
Sự ảm đạm của thị trường được chuyên gia của đơn vị này chỉ ra rằng, hầu hết dự án mới có mức giá cao so với mặt bằng giá tại các dự án căn hộ hiện hữu lân cận. Tỷ lệ người mua với nhu cầu ở thực thấp, chủ yếu là đối tượng khách mua với mục đích đầu tư. Thị trường đã qua "sóng" sau thời gian tương đối sôi động (Bình Dương, Đồng Nai).
Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát trở lại vào cuối tháng, gây tâm lý quan ngại đối với người mua cũng như làm trì hoãn kế hoạch "ra hàng" của các chủ đầu tư.
Nhadat24h.net- Theo báo xây dựng