Trước thực trạng quỹ đất sạch tại vùng lõi nội đô Hà Nội ngày càng cạn kiệt cùng các vấn đề pháp lý, bất động sản phía Tây Hà Nội với những ưu thế vượt trội tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ khi hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, vài năm trở lại đây, Thủ đô Hà Nội ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, trong đó bất động sản khu vực phía Tây đáp ứng được các tiêu chí để trở thành điểm đến của dòng tiền đầu tư bền vững.
Đáng chú ý, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu Tây được định hướng trở thành trung tâm hành chính – kinh tế mới hiện đại, hội nhập.
Với định hướng trên, giao thông khu vực này được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ. Có thể liệt kê một số tuyến đường hiện hữu như đại lộ Thăng Long, đường Vành đai 3 & 3.5, trục đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, đường Trung Văn nối Mễ Trì…
Đặc biệt, dự án hầm chui Lê Văn Lương – Tố Hữu với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng đã thông xe vào đầu tháng 10 vừa qua, giảm tải đáng kể cho các tuyến đường lân cận.
Đây đều là những trục đường quan trọng góp phần phát triển cho đô thị phía Tây, giúp các dự án được hưởng lợi trong lưu thông, từ đó nâng giá trị bất động sản tại khu vực này.
Tiếp đó, hệ thống giao thông công cộng hiện đại gồm đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT, quy hoạch tuyến metro số 5, 6, 7 đã tạo thành chuỗi giao thông liên hoàn kết nối toàn bộ khu phía Tây tới các khu vực.
Ngoài ra, dự kiến đầu năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ đào hầm xuyên đại lộ Thăng Long kết nối với Thiên đường Bảo Sơn và hoàn thành công trình vào cuối năm.
Bên cạnh hạ tầng giao thông liên tục nâng cấp, khu vực Tây Hà Nội còn là điểm đến của làn sóng dịch chuyển trụ sở các cơ quan đầu ngành như: Bộ Ngoại giao, Trung tâm Hành chính Quốc gia, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư Pháp... Nhờ những lợi thế về vị trí và giao thông, khu vực phía Tây đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống đa dạng cho cư dân với hàng loạt cơ sở y tế, giáo dục hàng đầu, tập trung hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và quốc tế.
Trước đó, đơn vị nghiên cứu thị trường Savills cũng cho biết, trong năm 2022 sẽ có khoảng 4.000 căn hộ được tung ra thị trường, trong đó phía Tây chiếm 65% tổng nguồn cung.
Số liệu nghiên cứu từ CBRE cũng cho thấy thị trường khu Tây là không chỉ là nơi tập trung nguồn cung căn hộ lớn nhất mà còn dẫn đầu về tính thanh khoản. Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội nhấn mạnh:
Với hạ tầng khá hoàn thiện, khu vực phía Tây Hà Nội vẫn sẽ là điểm đến được ưu tiên lựa chọn thay vì các khu vực khác như khu Nam và khu Đông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dần về hạ tầng.
Cùng quan điểm, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết:
Tại Hà Nội, khu vực phía Tây có tiềm năng hơn cả vì hạ tầng đầy đủ, kéo cư dân lao động nước ngoài làm việc ở khu này khá đông, tạo ra sự nhộn nhịp hơn hẳn so với ba khu vực còn lại.
Chính vì thế, sự phát triển của bất động sản phía Tây là tất yếu bởi đây là khu vực đã được quy hoạch bài bản.
Sự đột phá từ quy hoạch đã đưa khu Tây trở thành biểu tượng thịnh vượng của Thủ đô, thủ phủ của những dự án tầm cỡ, thu hút nhiều chủ đầu tư “rót vốn” để phát triển các dự án quy mô như Tập đoàn Vingroup, Anlac Group, Geleximco, Nam Cường, Phú Long… với các dự án Vinhomes Smart City, Anlac Green Symphony, Khu đô thị Mỹ Đình 1 – 2 và mở rộng, Bắc An Khánh, Dương Nội, Mailand Hanoi City…
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.