• Lâm Đồng: Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới?

Lâm Đồng: Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ phát triển ra sao trong thời gian tới?

Ngày cập nhật: 31/7/2022 » Thị trường nhà đất

Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa phát đi Báo cáo số 268-BC/TU về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, giai đoạn 2016 - 2019 (chưa bị ảnh hưởng của dịch Covid-19), lượt khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đều mỗi năm với mức tăng trưởng bình quân là 8,9%;

Lượt khách qua lưu trú tăng trưởng bình quân là 11,9%; khách quốc tế chiếm 10,1% trong tổng số khách qua lưu trú.

Đơn cử như Tập đoàn Novaland, Hưng Thịnh, Phương Trang, Golden Stream, Đại Quang Minh, Sun Group, FLC, Crystal Bay, Sacom Tuyền Lâm, TDH Ecoland, Sovico, Tân Á Đại Thành, Him Lam,…

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trong giai đoạn 2020 - 2021, khách du lịch đến Lâm Đồng giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế.

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 142 dự án du lịch, dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 52.060 tỷ đồng, quy mô diện tích 12.463 ha.

Trong đó có 134 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 49.613 tỷ đồng, quy mô diện tích 11.449 ha; 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư là 2.446 tỷ đồng, quy mô diện tích 1.013 ha.

Rõ hơn, Lâm Đồng có 42 dự án đã hoàn thành toàn bộ và đưa vào hoạt động kinh doanh, 65 dự án đang triển khai và 35 dự án đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Về phát triển đồng bộ hạ tầng phục vụ du lịch, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 2.762 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, có 455 khách sạn từ 1 - 5 sao với 12.884 phòng (41 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 4.040 phòng);

49 đơn vị kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch (34 doanh nghiệp lữ hành quốc tế); 36 khu, điểm tham quan du lịch, 33 điểm du lịch canh nông và 3 sân golf 18 lỗ được đầu tư, khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan khác.

Hạ tầng giao thông tiếp tục phát triển, tăng cường tính kết nối với mạng lưới giao thông trong khu vực.

Về đường bộ, các tuyến Quốc lộ 20, Quốc lộ 27 6 (đoạn tránh Liên Khương), đường Tỉnh 721, 724, 725 (đoạn Di Linh - Bảo Lâm), đường vành đai, đường đô thị, huyện, xã và giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, mở rộng, nâng cấp.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã tích cực phối hợp các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh Đồng Nai để thực hiện thủ tục đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương).

Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, hàng năm UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và công bố danh mục các dự án thu hút đầu tư, trong đó có du lịch.

Đồng thời, tổ chức công bố nội dung quy hoạch, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật về quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân để đảm bảo việc đầu tư, kinh doanh du lịch phù hợp với quy hoạch và quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn này, Lâm Đồng đã phê duyệt quy hoạch của 2 khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm và Đankia - Suối Vàng làm cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư.

Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng cho biết, hiện có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn, có năng lực và kinh nghiệm đầu tư trên lĩnh vực du lịch đã tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát và đăng ký tài trợ kinh phí lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết một số khu vực có tài nguyên du lịch nhằm đảm bảo đủ điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển du lịch

Nhadat24h.net- theo cafeland.