• Quá dễ dãi đối với bất động sản?

Quá dễ dãi đối với bất động sản?

Ngày cập nhật: 29/8/2022 » Thị trường nhà đất

Khi thống kê các công ty niêm yết lớn trên HoSE của ngành bất động sản và xây dựng, ông Hiển nhận thấy, rủi ro tài chính gia tăng từ năm 2018 tới nay. Tỷ lệ nợ tăng nhanh, năm 2021 ở ngưỡng rủi ro.

Cụ thể, tỷ lệ nợ/tổng vốn của các công ty niêm yết tăng từ 65% năm 2019 lên 73% trong 6 tháng đầu năm 2022; tỷ lệ tổng vốn/doanh thu tăng từ 176% năm 2016 lên 748% nửa đầu năm 2022, nghĩa là nhu cầu vốn tăng rất mạnh.

Phân tích dòng tiền của 5-7 dự án bất động sản lớn, chuyên gia kinh tế chỉ ra, một dự án đang có nhiều cách thức huy động vốn.

Đơn cử, dự án A ngay khi lập đã được ngân hàng cho vay 20%;

Khi dự án mở bán, ngân hàng cho tiếp nhà đầu tư cá nhân vay 70% mua nhà đất; chưa kể nguồn tiền từ phát hành trái phiếu;

Tiếp đến, công ty xây dựng cho dự án chậm trả từ 1,5-2 năm, bù đắp từ việc ngân hàng cho vay thông qua thế chấp hợp đồng xây dựng của công ty với dự án A…

Nên nhớ rằng, lĩnh vực bất động sản, xây dựng có vòng xoay vốn chậm nhưng sử dụng vốn nhiều, chiếm dụng vốn lớn của nền kinh tế.

Nếu đã đưa tiền vào bất động sản thì dòng tiền quay về ngân hàng chậm, dẫn đến thiếu tiền, bắt buộc cần tăng thêm tín dụng.

Nhận định này nhất quán với việc tỷ lệ tổng vốn/doanh thu của ngành bất động sản và xây dựng tăng mạnh.

Phân tích dòng tiền của 5-7 dự án bất động sản lớn, chuyên gia kinh tế chỉ ra, một dự án đang có nhiều cách thức huy động vốn.

“Cơ chế vốn cho công ty bất động sản quá thuận lợi, chỉ làm khoảng 30% giá trị dự án là có thể huy động tiền từ người dân và thông qua ngân hàng cho vay.

Giai đoạn 2020-2021, khoảng 800.000 tỷ tiếp vốn cho bất động sản. Chính từ đây gây thiếu vốn cho nền kinh tế, cơ chế huy động vốn vào bất động sản đang ‘bóp’ hết các ngành khác”, ông Hiển phân tích.

Tương tự, FiinRatings khi phân tích dữ liệu từ 54 DN bất động sản dân cư niêm yết có tổng nguồn vốn vay ở mức 435.000 tỷ đồng, cho thấy, nguồn vốn từ người mua nhà trả tiền trước hồi phục nhẹ nhưng chưa cải thiện đáng kể.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho ở mức rất cao, trên 1.497 ngày (tức hơn 4 năm). Đây là con số đáng báo động cho các DN bất động sản.

Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.