Trong quý II/2023, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, chỉ đạt 4,1%, theo World Bank dự báo cả năm chỉ đạt 4,7% cả năm 2023. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho thị trường bất động sản (BĐS).
Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, Chính phủ sẽ phải tìm cách thúc đẩy nền kinh tế thông qua các chính sách tài khóa, đẩy mạnh vốn đầu tư công và chính sách tiền tệ - trong đó yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất huy động và đặc biệt là lãi suất cho vay.
Những giải pháp này đã mang đến nhiều tác động tích cực đến thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng.
Về giải ngân vốn đầu tư công cả nước trong quý II bứt tốc, kéo tỷ lệ giải ngân 6 tháng đạt 30,49%. Theo ông Trần Minh Tiến, một chuyên gia bất động sản có ý kiến là như tại Hà Nội, điểm sáng về hạ tầng có thể kể đến việc hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, dự kiến thông xe dịp 2/9, cầu Đuống giai đoạn 2 bắt đầu mời thầu, thi công đường vành đai 4, thông xe cầu vượt chữ C ở nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc… tất cả những dự án hạ tầng này mang tới những tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.
“Chủ trương giải ngân vốn đầu tư công tập trung trong những tháng cuối năm, mục tiêu đạt cả năm 95%. Do đó, nửa cuối năm 2023 dự kiến sẽ rất mạnh chi giải ngân đầu tư công, khi nguồn vốn được giải ngân, chắc chắn sẽ kéo cả nền kinh tế đi lên”, ông Tiến nhận định.
Về lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn liên tục giảm, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm từ 0,5 - 2% cho các mức lãi suất điều hành, từ đó đưa mức lãi suất huy động bình quân giảm từ 0,7 - 0,8%, lãi suất cho vay bình quân giảm từ 1 - 1,2%.
Đến nay không còn ngân hàng nào có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trên 8%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất cho vay chưa giảm quá mạnh nên lãi suất thả nổi tại các ngân hàng vẫn đang dao động khoảng trên dưới trên 10%.
Ông Trần Minh Tiến cho biết, dự báo cho nửa cuối năm nay lãi suất cho vay, đặc biệt là lãi suất cho vay mua nhà sẽ còn giảm xuống thấp, đây cũng là một điểm sáng được ông Tiến chỉ ra.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho biết, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước liên tục đưa ra các chỉ đạo quyết liệt nhằm giảm mặt bằng lãi suất, sẽ có mức lãi suất hấp dẫn hơn cho người mua nhà ở thời điểm những tháng cuối năm này.
Về dòng tiền, lượng tiền gửi của người dân vẫn đang tăng nhưng đà tăng đã giảm. Dự kiến trong một thời gian tới sẽ có một lượng tiền lớn thay vì là gửi tiết kiệm sẽ đi sang các kênh đầu tư khác.
“Trước hết là kênh chứng khoán, điển hình ngay từ tháng 4 đến tháng 8, lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán mạnh và rõ ràng. Tiếp sau đây sẽ là kênh bất động sản vì bất động sản thường sẽ đi sau chứng khoán một khoảng thời gian”, ông Tiến chỉ ra.
Chuyên gia đã đưa ra dẫn chứng là tín dụng kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm đã tăng 14%, cao hơn so với mặt bằng chung của toàn ngành (3.6%) nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này phản ánh những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.