Như việc xác định vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau và được quy định tại nhiều Luật, chưa có sự thống nhất; chưa đảm bảo được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tính khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát của quản lý Nhà nước.
Bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, cũng chỉ ra, hiện nay, việc quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN còn bất cập, hệ thống các văn bản chế độ quản lý tài chính của Nhà nước chưa chú ý quan tâm điều chỉnh nhiều đến loại hình doanh nghiệp bất động sản.
Ngoài ra vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Ngoài ra, việc giám sát, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước còn nhiều hạn chế, có sự can thiệp hành chính vào quản lý, điều hành của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục liên quan việc đầu tư, xây dựng cũng như đầu tư ra nước ngoài, liên doanh, liên kết còn nhiều kẽ hở, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật;
Quy định về quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc, chênh lệch lớn giữa khung giá do Nhà nước quy định và giá thị trường là nguyên nhân dẫn đến nhiều tiêu cực.
"Những vướng mắc, bất cập trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các DNNN. Ngoài ra, việc thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan kiểm tra độc lập cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sử dụng vốn, tài sản không đúng mục đích, không hiệu quả", Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.