Giếng trời có mục đích ánh sáng tự nhiên nhất, tạo ra sự thông thoáng cho không gian nhà của mình. Nhưng với việc thiết kế, cách làm giếng trời phải tuân thủ theo đúng kích thước về diện tích tối thiểu và tối đa để tạo ra không gian thông thoáng nhất, phát huy được đúng mục đích sử dụng của giếng trời.
Theo các chuyên gia phong thủy, để tạo nên không gian kiến trúc nhà ở đẹp thì không nên thiết kế giếng trời quá lớn. Và kích thước phù hợp nhất là vào khoảng 4 – 6m2, không nên để diện tích quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích chung của ngôi nhà.
Thông thường với những phòng nhiều cửa sổ, kích thước giếng trời nhà phố thường được bố trí nhỏ hơn 5% diện tích sàn. Còn đối với những ngôi nhà ít ánh sáng tự nhiên thì giếng trời sẽ bố trí với diện tích khoảng 15%.
Với những giếng trời nhà cấp 4 ở quê cần phải tuân thủ các quy định về diện tích tối thiểu khoảng 450 x 450. Điều này sẽ đảm bảo đủ diện tích cho một người có thể xuống dưới được. Ngoài các yếu tố trên thì đáy giếng cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm.
Hiện tại cấu tạo của giếng sẽ được chia làm 3 phần là đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng, cụ thể:
Phần đáy giếng là tầng dưới cùng dùng để trang trí tiểu cảnh, bố trí các loại cây hoa và làm đẹp thêm cho không gian xung quanh của giếng trời. Thân giếng được bố trí thêm hệ thống chiếu sáng lên các tầng của ngôi nhà. Cuối cùng là đỉnh giếng được bố trí khung mái, cây cối để tạo sự thu hút và mới mẻ cho không gian.
Xem thêm: Phân tích điểm ưu việt của mái kính giếng trời
Một số mẫu giếng trời nhà phố đẹp, thu hút
Không gian giếng trời là nơi mang đến nhiều ánh sáng, gió và các luồng khí tốt vào trong ngôi nhà. Đồng thời cũng làm sáng ngôi nhà và giảm được điện năng tiêu thụ hàng tháng.
Nhiều hộ gia đình sẽ tận dụng các không gian sinh hoạt như phòng khách, phòng bếp, cầu thang để làm giếng trời. Điều này vừa tận dụng được ánh sáng tự nhiên, vừa giúp căn nhà sáng sủa và rộng rãi hơn.
Với những gia đình bố trí giếng trời ở gầm cầu thang, thì kích thước giếng trời cầu thang sẽ được bố trí rộng rãi đủ cho việc trồng cây xanh, thêm tiểu cảnh nước để tạo bầu không khí trong lành và tràn ngập sức sống.
Chủ nhà hoàn toàn có thể bố trí giếng trời thành không gian sinh hoạt rộng rãi chứ không chỉ đơn thuần là nơi hút khí của ngôi nhà.
Bố trí giếng trời ở khu vực hành lang để làm nơi đọc sách, thư giãn và trồng vài cây cảnh nhỏ xinh.
Khu vực giếng trời bạn nên bố trí thêm non bộ, cây xanh để tạo không gian ấn tượng, bắt mắt và thêm sinh động hơn.
Đặt thêm dải sỏi cùng các món đồ vật trang trí nhỏ xinh là bạn đã có một không gian tiểu cảnh khô độc đáo và ấn tượng.
Phần tường của ngôi nhà bạn có thể ốp thêm đá, hình vẽ độc đáo hay các bức tường cây xanh mát mắt.
Khi thiết kế giếng trời bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều vị trí khác nhau. Và vị trí phổ biến được nhiều người lựa chọn hơn cả đó chính là khu vực cầu thang.
Lưu ý đến phương hướng nắng gió, mái che sao cho phù hợp để lấy ánh sáng, chống mưa và chống nóng cho ngôi nhà.
Bố trí hệ thống xử lý nước tốt nhất, điều này sẽ đảm bảo cho ngôi nhà không bị thấm, dột và ẩm mốc.
Khi thiết kế giếng trời điều mà bạn nên nhớ đó là dựa vào chiều dài và rộng của ngôi nhà để xây dựng kích thước giếng trời hợp lý nhất.