• Cách nào để hoạt động định giá BĐS không bị

Cách nào để hoạt động định giá BĐS không bị "thả nổi"?

Ngày cập nhật: 16/8/2014 » Thủ Tục Nhà Đất

Nguyên nhân phổ biến nữa khiến việc cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho các dự án nhà ở thương mại chậm trễ là tình trạng mua đi, bán lại nhà đất và bên mua chưa nộp đủ giấy tờ cần thiết...

Mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng UBND các quận, huyện đã hướng dẫn chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, nhưng tính đến hết tháng 6-2014, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội mới tiếp nhận, thẩm định 14.139 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà.

Số hồ sơ trên bằng 35% kế hoạch năm 2014. Nguyên nhân tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại các dự án nhà ở thương mại đạt thấp trước hết là do chủ đầu tư thiếu trách nhiệm. Thực tế, có những dự án, chủ đầu tư chậm trễ, thậm chí gây khó khăn cho người mua nhà khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận như: không thanh lý hợp đồng, không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho người mua nhà, chậm cung cấp hồ sơ pháp lý dự án...

Cùng với đó, tiến độ thực hiện nhiều dự án chậm, dự án dừng thi công, bàn giao nhà không đúng cam kết. Những khó khăn của thị trường bất động sản cũng khiến cho nhiều dự án phải thay đổi chủ đầu tư, điều chỉnh quy hoạch, thay đổi hệ số sử dụng đất, quy mô công trình... buộc phải hoàn chỉnh lại hồ sơ pháp lý, dẫn đến kéo dài thời gian làm thủ tục.

Một nguyên tắc trong cấp giấy chứng nhận là chủ đầu tư phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính với thành phố, dự án triển khai đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế nhiều chủ đầu tư vi phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng; chưa làm xong thủ tục pháp lý về đất đai đã mở bán nhà nên không đủ điều kiện, căn cứ để cấp giấy chứng nhận. Một số trường hợp, giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyết định giao đất đứng tên công ty mẹ nhưng việc xây dựng, bán nhà lại do công ty con thực hiện.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng còn phát hiện trường hợp dự án được thành phố giao đất xây dựng nhà chung cư miễn tiền sử dụng đất nhưng trong giá bán vẫn tính bao gồm cả tiền sử dụng đất mà không nộp trả cho nhà nước. Những vi phạm kiểu này buộc phải chờ xử lý xong mới có thể cấp giấy chứng nhận.

Nguyên nhân phổ biến nữa khiến việc cấp giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở thương mại chậm trễ là tình trạng mua đi, bán lại nhà đất và bên mua chưa nộp đủ giấy tờ cần thiết; hoặc mua cho mục đích kinh doanh kiếm lời, đầu cơ chờ giá cao để bán lại, hưởng chênh lệch mà không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận.

Để đôn đốc, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại, từ tháng 10-2013, UBND TP Hà Nội đã thành lập các tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát, tham mưu cho thành phố các biện pháp cụ thể đối với từng dự án. Đã có 149 dự án được hướng dẫn, làm việc, trong đó 32 dự án đã được tháo gỡ khó khăn, cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận bằng cách cho phép chủ đầu tư dự án cung cấp hồ sơ cho người mua nhà tự đi đăng ký. Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn và cấp mẫu phiếu chuyển thông tin địa chính áp dụng riêng với trường hợp người mua nhà ở, công trình xây dựng của doanh nghiệp để xác định nghĩa vụ tài chính với trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận thuộc dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Hà Nội mà không có hồ sơ chuyển kèm.

Tiếp tục đôn đốc UBND các quận, huyện nơi có dự án nhà ở, chủ trì làm việc với các chủ đầu tư lập kế hoạch cụ thể cấp giấy chứng nhận cho người mua; yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý cho người mua nhà tự đi đăng ký..., đồng thời thành phố cũng yêu cầu lập danh sách chủ đầu tư không hợp tác, gây phiền nhiễu và có chế tài xử lý như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, phong tỏa tài khoản, thu hồi đất hoặc quỹ nhà chưa bán...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ấn định, sau 20 ngày kể từ khi được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập hồ sơ và đôn đốc, nếu chủ đầu tư không thực hiện, Sở lập danh sách báo cáo UBND thành phố thanh tra, lập hồ sơ, không giao đất, cho thuê đất ở những dự án khác.
 

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 370 dự án phát triển nhà ở, trong đó 223 dự án đã được giao đất, với diện tích quy hoạch 17.765ha; diện tích nhà ở 121.433.750m2, tương đương 520.000 căn hộ. Đến nay, có 112.150 căn hộ đã xây dựng xong, bàn giao cho người mua nhà; Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn thủ tục, cấp hơn 36.110 giấy chứng nhận. Kế hoạch năm 2014, các quận, huyện cấp 40.000 giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở.


Theo Khánh Khoa

Hà Nội Mới