Vị trí chiến lược, hạ tầng đồng bộ, tăng trưởng kinh tế nhờ việc thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ từ làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cùng tốc độ đô thị hóa nhanh là những cú huých để Thái Nguyên trở thành “ngôi sao mới” trên thị trường bất động sản miền Bắc.
Hạ tầng Thái Nguyên ngày càng được hoàn thiện.
Đòn bẩy từ hoàn thiện hạ tầng
Thái Nguyên với vị trí là cực phát triển kinh tế vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du miền núi với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, giao thông tại tỉnh được xác định ưu tiên hàng đầu để liên kết với các vùng và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên xác định rõ mục tiêu công tác quy hoạch, phát triển đô thị là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, chỉnh trang đô thị hiện đại, văn minh, để khẳng định rõ vai trò đô thị trung tâm của tỉnh và của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Trong vài năm gần đây, việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư cùng đẩy mạnh cải tạo hạ tầng đã tạo sức hấp dẫn với các hoạt động đầu tư bất động sản công nghiệp và đô thị tại Thái Nguyên, góp phần tăng ngân sách cho hoàn thiện hạ tầng giao thông địa phương.
Tới nay, nhiều công trình giao thông quan trọng đã và đang được triển khai điển hình như tuyến đường Thanh Niên Xung Phong kéo dài nối với đường Cách Mạng Tháng 8 đi qua dự án Khu đô thị Kosy City Beat Thai Nguyen, kết nối với đường ven sông của khu đô thị ven sông Cầu sẽ hình thành trong tương lai.
Cùng với đó, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến tỉnh lộ, đường nội thị cũng được thực hiện như: Đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, đường gom nối Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình và KCN Điềm Thụy, đường 36m từ nút giao Sông Công vào KCN Sông Công II, đường Hồ Chí Minh, đường Thái Nguyên - Chợ Mới, đường Bắc Sơn kéo dài, đường Việt Bắc, cầu Bến Tượng,…
Mạng lưới giao thông rộng khắp, kết nối giao thương trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận đã đi trước “mở đường” tạo cú huých giúp cho thị trường bất động Thái Nguyên “cất cánh”.
Đột phá trên đường đua FDI tạo đà cho bất động sản phát triển
Với nền tảng là một thành phố phát triển công nghiệp dẫn đầu Việt Nam, Thái Nguyên nhanh chóng trở thành “cứ điểm” sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Masan, Bujeon (Hàn Quốc), TAL (Hong Kong), TNG, ASC Group,…
Sự xuất hiện của “ông lớn” Samsung với việc đầu tư gần 7 tỷ USD xây dựng 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động SEMT và SEMS đã tạo cú huých mạnh mẽ cho kinh tế Thái Nguyên, tạo ra việc làm cho gần 70.000 lao động địa phương.
Bứt phá trên đường đua FDI, Thái Nguyên trở thành “tâm điểm vàng” thu hút bất động sản công nghiệp. Chỉ tính riêng sau Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên 2018, đến nay đã có 41 nhà đầu tư đăng ký triển khai 54 dự án tại Thái Nguyên với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 109.000 tỷ đồng. Trong đó hơn 50% số dự án đã hoàn thành thủ tục, các dự án còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục về đầu tư...
Đặc biệt, “trong nguy có cơ” đó là kể từ sau Covid-19, với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, Thái Nguyên còn được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn kéo theo một lượng lớn chuyên gia, quản lý trong và ngoài nước cũng như hàng nghìn lao động từ các địa phương đến sinh sống và làm việc, tạo ra sức cầu lớn về nhà ở, về dịch vụ vui chơi giải trí. Đây cũng là nguyên nhân cho thấy tốc độ đô thị hoá của Thái Nguyên trong tương lai dự kiến bùng nổ.
Khu đô thị Kosy City Beat Thai Nguyen - Tâm điểm thị trường bất động sản Thái Nguyên cuối năm 2020.
Hiện tại, tỷ lệ đô thị hoá tại Thái Nguyên tính đến năm 2020 là 36%. Theo định hướng phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2025, Thái Nguyên đề ra phương hướng, giải pháp tập trung đầu tư phát triển đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%; định hướng giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% và đến năm 2035 là 50%.
Đây là những tín hiệu tốt thúc đẩy bất động sản Thái Nguyên phát triển khi mà quỹ đất dồi dào, dư địa tăng giá tốt, hưởng lợi từ nhu cầu lớn và tốc độ đô thị hoá tăng cao cùng chính sách thu hút đầu tư cởi mở.
Việc sở hữu những tiềm năng vượt trội, Thái Nguyên trở thành một “sân chơi” bất động sản hấp dẫn cho các doanh nghiệp như: Vingroup, FLC Group, Kosy Group, APEC, TNG, TNR, Sông Đà 2, ….
Hàng loạt các dự án khu đô thị khép kín, đô thị mở thông minh đã và sắp ra mắt không chỉ góp phần thay đổi diện mạo đô thị thành phố mà còn tạo ra lực đẩy lớn, đưa thị trường Thái Nguyên trở thành “tâm điểm săn đón” của các nhà đầu tư bất động sản.
Trong đó phải kể đến dự án Kosy City Beat Thai Nguyen nằm trong lõi đô thị trung tâm của thành phố, với concept độc đáo lấy cảm hứng từ âm nhạc sẽ là “làn gió mới” hấp dẫn trên thị trường bất động sản Thái Nguyên nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung cuối năm 2020.
Nguồn: Báo Xây Dựng