Trước thực trạng nêu trên, các chuyên gia nhận định, sau thời kỳ sốt đất trong Quý I/2022, từ Quý II/2022 thị trường bắt đầu hạ nhiệt.
Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động từ các kênh tín dụng, trái phiếu bị kiểm soát, cùng với việc một số “nhân vật lớn” trong ngành bất động sản bị cơ quan chức năng điều tra sai phạm đã khiến thị trường rơi vào cảnh trầm lắng.
Hệ quả là giao dịch của thị trường bất động sản suy giảm mạnh, thậm chí không có thanh khoản tại một số khu vực.
Và theo quy luật tất yếu, sau thời gian cầm cự, nhiều nhà đầu tư bắt đầu đuối sức do không tiếp cận được vốn vay để giải ngân việc mua sản phẩm theo tiến độ hoặc đảo nợ.
Vì thế, họ buộc phải chọn giải pháp bán cắt lỗ để thoát khỏi gánh nặng tài chính trên vai.
Trong khi đó, ông Sử Ngọc Khương, một chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực bất động sản nhận định, khi tham gia thị trường bất động sản thời điểm này, nhà đầu tư cần lưu ý nguyên tắc phòng vệ.
Đặc biệt, chỉ cân nhắc việc giao dịch khi biết rõ bất động sản đó có tính thanh khoản tốt, kiểm soát được rủi ro pháp lý, rủi ro quy hoạch, rủi ro dòng tiền và hạn chế dùng đòn bẩy tài chính, tránh tình trạng "chết trên đống tài sản".
“Mặc dù sóng cắt lỗ bắt đầu xuất hiện, nhưng giao dịch trên thị trường chưa ghi nhận đáng kể. Trong khi đó, các nhà đầu tư trường vốn vẫn đang có tâm lý “ép” các nhà đầu tư vốn mỏng giảm giá thêm.
Một số môi giới lâu năm thì khẳng định, thời điểm này, mặc dù manh nha sóng cắt lỗ, nhưng giá bất động sản vẫn ở ngưỡng cao nên tỉ lệ thanh khoản của thị trường rất thấp.
Do đó, nếu muốn xuống tiền mua nhà đất vào thời điểm này, nhà đầu tư cần tính xem tài sản này mua xong có bán được không sau đó mới tính đến lợi nhuận.
Đồng thời, cần kiểm tra kỹ càng, cẩn trọng về tính pháp lý dự án và ưu tiên những bất động sản dễ giao dịch, đảm bảo được việc thu hồi được dòng tiền một cách thuận lợi.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.