Luật xây dựng mới nhất 2020 có thay đổi gì so với luật xây dựng số 50/2014/QH13 hay không. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng nhadat24h.net tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
Luật xây dựng là gì và được ban hành khi nào?
Luật xây dựng là hệ thống văn bản pháp luật quy định về các hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ cá nhân của cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước đang đầu tư và xây dựng trên toàn lãnh thổ của Việt Nam.
Trên thực tế luật xây dựng của Việt Nam là tòa bộ luật được xây dựng bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quy định liên quan đến các hoạt động đầu tư và xây dựng. Vì thế các hoạt động xây dựng, đầu tư dự án nhà đất trong và ngoài nước đều phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của luật này.
Luật xây dựng đang được áp dụng hiện nay là gì?
Văn bản pháp luật xây dựng đầu tiên ra đời vào những năm 1960, 1970 cho đên trước năm 2003. Luật này đặt ra có nhiều thông tư, nghị định mang tính chất riêng lẽ và chưa có một thống nhất chung như:
Thông tư số 120-TTg năm 1969 của Hội đồng Chính phủ có quy định chặt chẽ nhiệm vụ và mối quan hệ giữa chủ thầu và các đơn vị nhận thầu trong ngành xây dựng cơ bản.
Nghị định 242-CP năm 1971 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt các công trình xây dựng.
Chỉ thị số 385/CP năm 1997 của Thủ tướng chính Phủ về đẩy mạnh xây dựng và tăng cường công tác quản lý các khu nhà ở…
Trong những năm 1980, 1990, 2000 ngành xây dựng ban hành thêm một số Nghị định mới như: Nghị định 232/HĐBT năm 1981, Nghị định 385/HĐBT năm 1990, Nghị định 177/CP năm 1994, Nghị định 42/CP năm 1996 về việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định 52/1999/NĐ-CP năm 1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP năm 2003 ban hành một số Quy chế về quản lý và đầu tư trong xây dựng.
Cho đến năm 2003 các văn bản pháp luật ngành Xây dựng chủ yếu hướng đến đầu tư xây dựng cơ bản, riêng các khu nhà ở chưa được đề cập trong luật. Cụ thể tại kỳ họp thứ 4 Quốc hộ khóa XI thông qua Luật xây dựng số 16/2003 QH11 điều chỉnh thêm các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Đây cũng được xem là mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành xây dựng.
Các năm tiếp theo Quốc hội cũng lần lượt thông qua Luật Nhà ở (2005), Luật Kinh doanh BĐS (2006), Luật Quy hoạch Đô thị (2009). Lúc này hệ thống pháp luật về xây dựng càng được hoàn thiện và có vai trò cực kỳ lớn trong ngành kinh tế của đất nước.
Trong những năm tiếp theo ngành Xây dựng cũng tiếp tục rà soát, đánh giá toàn diện nhằm tháo dỡ các khó khăn, vướng mắc của ngành xây dựng. Tính đến năm 2014, Bộ Xây dựng đã cho hoàn thiện và trình lên Quốc hội thông qua 3 dự án luật quan trọng đó là Luật xây dựng sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi.
Gần nhất trong năm 2017 ngành Xây dựng được ghi nhận là có nỗ lực trong việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý và đầu tư dự án xây dựng. Cũng trong năm này Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2017 NĐ-CP ngày 8/5/2017 quy định giấy tờ hợp pháp cấp phép xây dựng.
Luật xây dựng mới nhất 2020 có gì nổi bật?
Trên thực tế đến năm 2020 vẫn áp dụng luật đất đai được phê duyệt từ năm 2014 và được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2015. Tuy nhiên, vẫn có một vài thay đổi nhỏ như:
Miễn cấp phép đất xây dựng cho những trường hợp như:
Các công trình nhà ở có quy mô xây dựng dưới 7 tầng;
Xây dựng nhà ở khu vực nông thôn;
Sửa chữa, cải tạo các công trình nhà ở;
Sửa mặt tiền nhà nhưng không phải ở gần mặt đường;
Các công trình xây dựng ở trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…
Bổ sung thêm các hành vi nghiêm cấm
Cấm sản xuất, sử dụng các loại vật liệu xây dựng có hại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng;
Cấm vi phạm quy định an toàn lao động, tài sản trật tự, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
Cấm các công trình khởi công khi chưa đủ điều kiện xây dựng theo Luật xây dựng năm 2014;
Cấm các hành vi cơi nới, lấn chiếm, tái mục đích…
Điều kiện cấp phép xây dựng theo luật 2014
Công trình xây dựng phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt;
Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường cho các công trình xung quanh;
Tuân thủ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật xây dựng;
Với những nhà ở riêng lẻ dưới 3 tầng dưới 250m2 sàn có thể tự thiết kế.
Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các cá nhân
Chứng chỉ sẽ có thời hạn sử dụng là 5 năm và được phân thành 3 hạng như sau;
Chứng chỉ hạng 1: Là những cá nhân có bằng đại học và có kinh nghiệm làm việc từ 7 năm trở lên;
Chứng chỉ hạng 2: Là những cá nhân có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên;
Chứng chỉ hạng 3: Là những cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm đối với người có trình độ đại học. Và 3 năm đối với những cá nhân có trình độ cao đẳng và trung cấp.
Luật luật xây dựng mới nhất 2020 về vấn đề bảo hành công trình xây dựng
Công trình, hạng mục sẽ được bảo hành trong vòng 24 tháng đối với công trình cấp 1 và đặc biệt;
Thời hạn bảo hành tối thiểu 12 tháng đối với các công trình còn lại;
Thời gian bảo hành là 24 tháng với các công trình nhà riêng (tính từ khi nghiệm thu và đi vào sử dụng);
Riêng các công trình chung cư sẽ có thời hạn là 60 tháng.
Luật về bảo hiểm xây dựng 2020
Bảo hiểm xây dựng được áp dụng với vật liệu, vật tư, phương tiện, thiết bị và người lao động;
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự với các bên thứ 3;
Bảo hiểm bảo hành các công trình xây dựng.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất
Thủ tục xin giấy phép xây dựng
Căn cứ khoản 1 điều 95 Luật xây dựng năm 2014 quy định, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở cần phải có những giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị cấp phép xây dựng;
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo đúng luật đất đai;
Bản vẽ thiết kế xây dựng;
Với những công trình xây dựng cần có thêm bản cam kết đảm bảo an toàn với các công trình liền kề xung quanh;
Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn sẽ tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như sau:
Bước 1: Đến UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà và muốn xin giấy phép xây dựng để nộp hồ sơ;
Bước 2: Khi hồ sơ đã đầy đủ bộ phận tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Nếu chưa đủ giấy tờ cần thiết, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ bổ sung thêm giấy tờ để hoàn tất thủ tục.
Bước 3: Người xin giấy phép xây dựng sẽ đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo đúng thời gian được ghi nhận trên biên lai. Lúc này người sử dụng dất sẽ nhận giấy phép sử dụng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan chức năng. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời cụ thể.
Thời gian giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng nhà ở
Theo luật xây dựng mới nhất khi đã nhận đủ hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép xây dựng trong 15 ngày đối với nhà riêng ở đô thị và 10 ngày với nhà ở nông thôn.
Nếu đến thời hạn cấp phép nếu trường hợp của bạn cần xem xét thêm, thì các cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ có thông báo bằng văn bản cụ thể. Thời hạn đưa ra thông báo không quá 10 ngày, tính từ thời điểm hết hạn.Mong rằng với những thông tin chi tiết về luật xây dựng mới nhất 2020 trên đây, sẽ giúp bạn nắm rõ về luật cũ cũng như sự thay đổi mới trong thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Từ đó, sẽ chủ động hơn trong việc xin cấp giấy phép xây dựng khi cần.