Thời gian quay vòng hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đã lên tới gần 1.500 ngày, tương đương hơn 4 năm.
Theo thống kê của đơn vị này, các doanh nghiệp bất động sản sụt giảm 49% doanh thu và lợi nhuận ròng giảm hơn 70% trong quý II.
Số liệu được đơn vị nghiên cứu độc lập này tổng hợp từ kết quả kinh doanh của 54 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhà ở đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tỷ lệ đòn bẩy nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết giảm cùng với chỉ số bao phủ lãi vay cho thấy khả năng vay và trả nợ của các đơn vị trong ngành vẫn tương đối ổn định.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh khác gặp hạn chế.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu của Fiin chỉ ra thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng lên ở mức rất cao, lên tới trên 1.497 ngày, tương đương 4 năm.
Con số trên cho thấy tốc độ hấp thụ sản phẩm của khách hàng chậm lại đáng kể. "Đây là mức cao đáng báo động cho các doanh nghiệp bất động sản", Fiin cho biết.
(Biểu đồ: VDSC).
Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng chỉ ra từ đầu năm 2020, lượng tiền ứng trước của khách hàng các doanh nghiệp bất động sản nhận được đi xuống do số lượng các dự án mới được phát triển ít hơn trước.
Tuy nhiên giá trị hàng tồn kho không có sự thay đổi đáng kể cho thấy tính thanh khoản có xu hướng chậm lại.
Ngoài ra, VDSC chỉ ra một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn từ quý III năm nay và trong năm tới.
Trong môi trường tín dụng thắt chặt, một khoản lớn trái phiếu đáo hạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng thanh khoản của các nhà phát triển dự án, cũng như tăng chi phí tài trợ vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.