Từ một khu đất nông nghiệp sình lầy hơn 25 năm trước, khu chế xuất Tân Thuận hiện có hơn 230 doanh nghiệp từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư 2,5 tỷ USD, tạo ra việc làm cho hơn 60.000 lao động. Tuy nhiên, 70% doanh nghiệp tại đây hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất truyền thống, thâm dụng lao động.
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của TP.HCM những năm qua khiến 300 ha KCX Tân Thuận nằm lọt trong lòng thành phố, giữa khu dân dụng đô thị, dẫn đến nhiều mối đe dọa về giao thông lẫn môi trường và chất lượng sống của người dân thành thị.
Điều quan trọng, theo ông, là có cơ chế giao đất công bằng, minh bạch cho các chủ đầu tư có năng lực để phát huy được tiềm năng của khu vực này.
Bởi lẽ, đặt trong vị thế đối ứng với Khu tài chính quốc tế Thủ Thiêm ở TP Thủ Đức.
Đặc biệt khi cầu Thủ Thiêm 4 đi vào thực tế, nơi đây có đủ tiềm năng để trở thành một khu đô thị đầy sinh khí ở phía nam thành phố.
"Vị trí này rõ ràng không còn thích hợp làm khu công nghiệp. Ngày trước, quận 7 còn là vùng ven nhưng bây giờ đã là đô thị với mật độ dân cư dày đặc, do đó khu vực này cần được chuyển đổi thành khu tích hợp dịch vụ và thương mại, trong đó dành một tỷ lệ thích đáng để xây dựng công viên, khu vui chơi giải trí phổ thông cho mọi người dân", Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế chia sẻ.
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Nhiều thành phố lớn khi đạt đến một ngưỡng đô thị hóa nhất định, điển hình là Thượng Hải, sẽ di dời khu vực sản xuất ra khỏi thành phố.
Còn bà Trang Bùi cũng đề xuất với sự phát triển mạnh mẽ của TP.HCM hiện nay, các doanh nghiệp có thể tìm đến nguồn quỹ đất lớn chưa được khai thác ở Long An hay Bình Dương, Đồng Nai.
Hay nhìn nhận như ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, các nhà máy nơi đây có thể nhường chỗ cho các trường học, bệnh viện, nhà hát, trung tâm thương mại, khách sạn… chất lượng cao để Tân Thuận trở thành khu dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao làm "hậu cần" cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.
Kết thúc hợp đồng 50 năm, KCX có thể được chuyển về Khu công nghiệp cảng Hiệp Phước đã hình thành với quy mô 2.000 ha ở Nhà Bè, cách Tân Thuận hiện tại 15 km.
Tuy nhiên, dù chọn vị trí nào thì để kế hoạch di dời có thể đạt hiệu quả cao nhất, cơ sở hạ tầng giao thông, logistics ở TP.HCM nói riêng và các tỉnh phía nam nói chung cần được nâng cấp và mở rộng kịp thời.
Ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh KCX Tân Thuận cho biết đã tính đến tương lai cho khu đất 300 ha này từ lúc đặt ngòi chì lên bản đồ.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.