Những năm gần đây, Hà Nam đang trở thành một điểm nóng phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng, là 1 trong 10 tỉnh thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất cả nước. Thị trường BĐS tại đây đang thu hút khá nhiều nhà đầu tư nhờ việc hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng xung quanh các khu công nghiệp (KCN).
Theo Ban quản lý dự án KCN Hà Nam, tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 12 KCN và 10 Cụm công nghiệp đang hoạt động và quy hoạch mới.
Các KCN trên địa bàn tỉnh liên tục thu hút các Tập đoàn lớn từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản...
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2022, các KCN đã thu hút thêm 17 dự án mới và có 15 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn 287,4 triệu USD và 1.701 tỷ đồng.
Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển kéo theo lượng lớn lao động, kỹ sư, chuyên gia đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
Tính đến hết tháng 6/2022, lượng lao động trong các doanh nghiệp trong KCN Hà Nam khoảng 85.162 người, trong đó 70% số lao động trong tỉnh, còn lại là ngoài tỉnh và người nước ngoài.
Các doanh nghiệp hiện vẫn còn thiếu khoảng 20.000 lao động.
Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nam dự kiến sẽ quy hoạch và mở rộng thêm 15 khu công nghiệp với diện tích hơn 6.000ha.
Đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các chủ đầu tư phát triển các khu đô thị, khu phố thương mại sầm uất kề cận các KCN.
Các chuyên gia đánh giá, BĐS liền kề các khu công nghiệp tại Hà Nam sẽ là kênh sinh lời bền vững khi bù đắp cho nhu cầu nhà ở đang thiếu hụt tại khu vực, đem lại lợi nhuận kép từ việc kết hợp khai thác kinh doanh buôn bán và đầu tư cho thuê.
Hơn thế nữa, với vị trí nằm giáp Thủ đô Hà Nội, giao thông đi lại dễ dàng, đây sẽ là cơ hội cho những ai mong muốn sở hữu “ngôi nhà thứ hai”, tài sản tích lũy lâu dài cho con cháu.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.