Theo Bộ luật dân sự năm 2005, hộ gia đình được thừa nhận là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nên đương nhiên là chủ thể có quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013.
Tuy nhiên, pháp luật hiện nay đã có thay đổi, theo Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ gồm cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân, dẫn đến hộ gia đình không còn là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm quan hệ sở hữu tài sản.
Việc không thừa nhận hộ gia đình là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự là một quy định gây nhiều tranh cãi trong quá trình xây dựng Bộ luật dân sự năm 2015, đặc biệt là giải quyết các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại.
Bởi Việt Nam là quốc gia có văn hóa Á Đông, có truyền thống văn hóa gia đình “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” cùng chung sống, lao động và tạo lập khối tài sản chung.
Quá trình mở cửa, hội nhập khiến truyền thống “gia đình lớn” thay đổi và dần hình thành các “gia đình nhỏ”.
Quan hệ sở hữu cũng thay đổi và đòi hỏi pháp luật phải thay đổi để thích ứng kịp thời. Việc duy trì chủ thể hộ gia đình trong quan hệ pháp luật dân sự.
Đặc biệt là các quan hệ tài sản gây ra rất nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và Bộ luật dân sự năm 2015 đã mạnh dạn sửa đổi.
Cùng với việc không quy định hộ gia đình là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định một chương riêng (Chương VI) để xử lý các vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình (cùng với các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác).
Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác hoặc vượt quá phạm vi đại diện thì có thể dẫn đến hậu quả là giao dịch vô hiệu.
Quy định cấp một giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên; việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực là hợp lý nhằm minh bạch quyền sử dụng đất chung, bảo vệ quyền lợi của các thành viên, tránh phát sinh tranh chấp trong quá trình sử dụng đất.
Mặt khác, do quyền sử dụng đất (đất nền, đất ở,...) là một loại tài sản có giá trị lớn đối với hộ gia đình nên yêu cầu phải có công chứng hoặc chứng thực là hợp lý.
Theo đó, Điều 101 quy định hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Bộ luật dân sự cũng quy định trường hợp thành viên của hộ gia đình tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện (coi như độc lập tham gia quan hệ dân sự).
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.