Nhiều chuyên gia cho rằng: Các thay đổi trong quy định của pháp luật và chính sách thắt chặt tín dụng, chi phí tăng và việc mất cân đối cung cầu; vùng ven Hà Nội liên tục xuất hiện các cơn “sốt đất”.
Tính đến quý II/2022, giá rao bán chung cư bình dân ở Hà Nội (dưới 30 triệu đồng/m2) ở mức 29 triệu đồng/m2, tăng 12% so với trung bình cả năm 2021.
Giá rao bán chung cư trung cấp (30 - 50 triệu đồng/m2) là 41 triệu đồng/m2, tăng 7%. Giá rao bán chung cư cao cấp (>50 triệu đồng/m2) là 90 triệu đồng/m2, tăng 14%.
Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, giá rao bán chung cư bình dân (dưới 35 triệu đồng/m2) là 35 triệu đồng/m2, tăng 4%.
Với chung cư trung cấp (35 - 55 triệu đồng/m2, giá rao bán trung bình ở mức 55 triệu đồng/m2, tăng 4%. Giá rao bán chung cư cao cấp (>55 triệu đồng/m2) đã tăng 7% lên 106 triệu đồng/m2.
Theo giới chuyên gia, các chỉ số vừa đề cập cho thấy, tốc độ tăng giá ở các phân khúc chung cư của Hà Nội tăng cao hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Lý giải về tình trạng giá chung cư Hà Nội tăng nhanh hơn chung cư Thành phố Hồ Chí Minh, một chuyên gia cho rằng, khu vực miền Nam từng cho rằng, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, giá vật liệu xây dựng tăng, nguồn cầu ngày một lớn, sự điều chỉnh giá bán là điều dễ hiểu.
Trước đó, nền giá căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn đáng kể so với Hà Nội. Nhưng đến hiện tại, với mức giá điều chỉnh gần như ngang nhau song lại diễn ra trên 2 nền giá khác nhau thì tỷ lệ % thay đổi tất yếu sẽ khác nhau.
Đồng thời, trong vài năm trở lại đây, khu vực vùng ven Hà Nội liên tục xuất hiện các cơn “sốt đất”, qua đó đẩy giá mặt bằng chung của các phân khúc khác như chung cư lên cao.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn do tâm lý mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội khác nhau.
Cụ thể, người mua ở Hà Nội thận trọng và an toàn hơn, khi cảm nhận được những biến động có thể xảy ra với thị trường như tăng giá nguyên vật liệu, lạm phát… nên họ có xu hướng đổ xô tìm mua nhà, khiến nhu cầu tăng cao và theo lẽ thường tình giá nhà cũng tăng.
Tuy nhiên, người mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh lại ít quan tâm đến những yếu tố vừa nêu.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn do tâm lý mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội khác nhau.
Cụ thể, người mua ở Hà Nội thận trọng và an toàn hơn, khi cảm nhận được những biến động có thể xảy ra với thị trường như tăng giá nguyên vật liệu, lạm phát…
Nên họ có xu hướng đổ xô tìm mua nhà, khiến nhu cầu tăng cao và theo lẽ thường tình giá nhà cũng tăng. Tuy nhiên, người mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh lại ít quan tâm đến những yếu tố vừa nêu.
Bà Dương Thùy Dương, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho hay, thị trường đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt, gồm:
Vấn đề cấp phép, các thay đổi trong quy định pháp luật và chính sách thắt chặt tín dụng, chi phí tăng và việc mất cân đối cung cầu. Dự kiến, nguồn cung căn hộ bán sẽ chào đón khoảng 22.000 căn trong năm nay với phân khúc cao cấp và hạng sang chiếm ưu thế, do đó, giá bất động sản sẽ vẫn trong xu hướng tăng cao.
Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.