• Thị trường bất động sản đối diện nguy cơ khủng hoảng, mất thanh khoản

Thị trường bất động sản đối diện nguy cơ khủng hoảng, mất thanh khoản

Ngày cập nhật: 13/2/2023 » Thị trường nhà đất

Trước những lời kêu gọi "giải cứu" thị trường bất động sản đối diện nguy cơ khủng hoảng, mất thanh khoản… cần có giải pháp phù hợp hướng tới lợi ích lâu dài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh hiện nay.

Phải kể đến tình trạng mất cân đối cung - cầu, nhiều năm qua tập trung phát triển loại hình nhà ở thương mại cao cấp có giá đắt đỏ trong khi nhu cầu thật với số đông cần nhà ở bình dân phù hợp mức thu nhập lại thiếu trầm trọng.

Bộ Xây dựng cho biết, đến tháng 8/2022, trên phạm vi cả nước có 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị xây dựng hoàn thành với khoảng 155.800 căn hộ, tổng diện tích gần 8 triệu m2.

Chính sách và quy hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.

Giá bất động sản tăng quá cao, thậm chí gây sốt ảo, phần lớn nạn đầu cơ mua rồi bán lại để hưởng lợi chênh lệch. Giấc mơ sở hữu một nơi an cư ngày càng xa vời với nhiều người lao động.

Đặc biệt tại các đô thị lớn khi biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình (các nước lân cận giá nhà ở chỉ gấp khoảng 5 lần) khiến số đông người dân khó tạo lập được nhà ở.

Xin lấy ví dụ. Các dự án căn hộ chung cư ở phường Trường Thọ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) mở bán năm 2015 với giá tầm 16 triệu đồng/m2, căn hộ 50m2 khoảng 800 triệu đồng.

Giá tăng lên 25-28 triệu đồng/m2 năm 2019, 30-35 triệu đồng/m2 năm 2020, khoảng 40 triệu đồng/m2 năm 2021, hiện tại đã hơn 45 triệu đồng/m2.

Giải bài toán cung - cầu cho phù hợp thực tế, nhu cầu số đông cần nhà ở thật sự nên phải điều tiết lại thị trường bất động sản, tìm cách tăng cường sản phẩm nhà ở xã hội và kéo giảm giá nhà ở thương mại.

Cụ thể, quy hoạch phát triển loại hình nhà ở xã hội bán giá rẻ, cơ quan chức năng chủ động vào cuộc hỗ trợ đối tượng có nhu cầu nhà ở thật sự, giảm chi phí tạo lập quỹ đất, giảm chi phí vì kéo dải thời gian thực hiện khiến doanh nghiệp vừa mất cơ hội kinh doanh vừa phát sinh chi phí lãi vay.

Khi nào doanh nghiệp thấy làm nhà ở cao cấp bán giá đắt đỏ mới hấp dẫn, đối tượng đầu cơ kiếm lời nhiều dẫn đến thị trường càng mất cân đối cung - cầu.

Nay thị trường bất động sản trầm lắng, nếu chiều theo các doanh nghiệp để tăng nguồn cung tín dụng “giải cứu”, phần lớn dòng tiền sẽ đổ vào sản phẩm cao cấp, khi đó càng mất cân đối cung - cầu và càng khó có nhà giá rẻ cho số đông người lao động.

Nhadat24h.net- theo báo xây dựng.